Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Truyện khoa học viễn tưởng, ngụ ngôn trong sách Ngữ văn 7

Tạp Chí Giáo Dục

Đu là tác phm truyn, nhưng truyn ng ngôn và truyn khoa hc vin tưng có nhng đc đim khác nhau.


Hc sinh sân khu hóa tác phm văn hc “Thy bói xem voi”. Ảnh: T.L

Vì thế, ngoài những yêu cầu chung về đọc truyện, chương trình Ngữ văn 2018 yêu cầu học sinh lớp 7: “Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng như đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian. Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện; qua lời người kể chuyện. Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc…”.

1. Truyện khoa học viễn tưởng (science-fiction, viết tắt là sci-fi) là thể loại lần đầu tiên được dạy trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Một thể loại rất hấp dẫn học sinh bởi hình thức nghệ thuật cũng như nội dung phong phú, đầy tính nhân văn. Là những câu chuyện do tác giả tưởng tượng nhưng luôn dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ, truyện khoa học viễn tưởng hấp dẫn học sinh bằng các sự việc giàu kịch tính, tình huống bất ngờ; kích thích trí tưởng tượng. Qua đó giáo dục các em biết trân trọng những ý tưởng khoa học; lòng dũng cảm, tình yêu thiên nhiên, thích khám phá, thích tưởng tượng và sáng tạo. Trên thế giới, truyện khoa học viễn tưởng đã có từ lâu, nhưng với Việt Nam, thành tựu về truyện khoa học viễn tưởng không nhiều. Rất khó có những tác phẩm làm hình mẫu để lựa chọn vào sách giáo khoa nhằm dạy cho học sinh cách đọc thể loại này. Chính vì thế, sách Ngữ văn 7 (bộ Cánh diều) tập trung chọn các văn bản truyện khoa học viễn tưởng của nước ngoài. Đó là các văn bản “Bạch tuộc” (trích tiểu thuyết “Hai vạn dặm dưới đáy biển” – Jules Verne) kể lại trận chiến quyết liệt giữa đoàn thủy thủ và những con bạch tuộc khổng lồ. Truyện “Chất làm gỉ” (Ray Bradbury) kể về một viên trung sĩ chế ra chất hóa học có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh. Văn bản “Nhật trình Sol 6” (trích tiểu thuyết “Người về từ Sao Hỏa” của Andy Weir) ghi lại tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công trong một lần lên Sao Hỏa và văn bản “Một trăm dặm dưới mặt đất” (trích tiểu thuyết “Cuộc du hành vào lòng đất” của Jules Verne) kể về cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật vào trung tâm Trái Đất.

Dạy học sinh đọc truyện khoa học viễn tưởng, giáo viên cần chú ý giúp các em nhận biết các đặc điểm của thể loại này. Chẳng hạn: Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kỳ, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lý thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời. Đề tài của truyện thường gắn với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng Trái Đất… Sự kiện trong truyện có thể bắt đầu từ sự kiện có thật, từ đó nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện. Tình huống trong truyện thường đột ngột, có phần ly kỳ, mạo hiểm… Cốt truyện trong tác phẩm khoa học viễn tưởng thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện “đi trước thời gian”, những tình huống độc đáo, táo bạo, bất ngờ. Nhân vật trong truyện thường là những con người thông thái (nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế…) trong các lĩnh vực mà tác phẩm đề cập.

2. Truyện ngụ ngôn là thể loại rất quen thuộc, đã có trong chương trình Ngữ văn phổ thông của nhiều thời kỳ khác nhau. Đó là những câu chuyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… hoặc về chính con người để nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống. Sách Ngữ văn 7 kế thừa những văn bản truyện ngụ ngôn đang học trong sách giáo khoa hiện hành như “Ếch ngồi đáy giếng”, “Đẽo cày giữa đường”, “Thầy bói xem voi”. Đồng thời bổ sung văn bản “Bụng và răng, miệng, tay, chân” của Ê-dốp (Aesop). Nội dung truyện của Ê-dốp rất gần với truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng” của Việt Nam hiện có trong sách giáo khoa hiện hành. Tuy nhiên, truyện của Ê-dốp trong sách Ngữ văn 7 được kể bằng văn vần, đại diện truyện nước ngoài, để học sinh được tiếp xúc với các dạng truyện ngụ ngôn khác nhau nhằm thay đổi cách đọc, cách hiểu về thể loại này.

Nội dung và ý nghĩa truyện ngụ ngôn đã rất quen thuộc với giáo viên, với chương trình mới, chỉ xin lưu ý cách dạy. Giáo viên cần tập trung đáp ứng yêu cầu của chương trình nêu ở trên, thông qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh đọc hiểu văn bản; học sinh tự tìm hiểu nội dung và tự rút ra bài học được gửi gắm trong các truyện ngụ ngôn. Khuyến khích học sinh tìm ra nhiều bài học có thể có trong mỗi câu chuyện… Từ đó yêu cầu liên hệ với cuộc sống và với chính mỗi học sinh để giáo dục tư tưởng, nhân cách…

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)