Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Rác thi ti các thùng rác trong trưng hc s đưc thu gom mt cách t đng, tránh tình trng thùng rác đy và tràn ra ngoài khi nhân viên lao công chưa kp thu gom. Mô hình “T đng thu gom rác thi ti các thùng rác trong trưng hc” do hai em Đng Vũ Mnh Tiến và Phm Minh Phưc (hc sinh lp 9/1 Trưng THCS Cách Mng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM) thc hin.


Đng Vũ Mnh Tiến (trái) và Phm Minh Phưc đang thc hin mô hình “T đng thu gom rác thi ti các thùng rác trong trưng hc”

Mô hình trên không chỉ giúp bảo vệ môi trường trong trường học mà còn góp phần tác động nâng cao ý thức cho học sinh về việc bỏ rác đúng nơi quy định, chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Gim công vic cho nhân viên lao công

Hàng ngày đến trường, Tiến và Phước đều chứng kiến cảnh các thùng đựng rác ở sân trường bị đầy, rác tràn ra sân khi nhân viên lao công chưa kịp dọn dẹp. Khi nhân viên lao công tới phải vất vả đẩy xe đi thu gom từng thùng rác đầy nhìn khá nặng nhọc. Thấy được cảnh tượng đó, Tiến và Phước đã bàn bạc cùng nghiên cứu mô hình “Tự động thu gom rác thải tại các thùng rác trong trường học”, qua đó giúp nhân viên lao công trong trường giảm áp lực công việc nặng nhọc; đồng thời làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các bạn học sinh…

Để thực hiện mô hình, Tiến và Phước đã nhờ đến sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Minh Triết (giáo viên dạy môn tin học của trường), đồng thời vận dụng những kiến thức đã học về tin học, vật lý, công nghệ áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, hai em còn lên mạng tìm thêm thông tin, kiến thức với quyết tâm phải tạo ra một mô hình có ích cho đời sống. Tiếp theo, Tiến và Phước tiến hành thiết kế mô hình trên giấy để phân tích, đánh giá mức độ khả thi trước khi bắt tay thực hiện mô hình ngoài thực tế. Mất nhiều thời gian mày mò, phác thảo, tìm mua nguyên vật liệu, hàn lắp vào và tháo ra cắt xén chỉnh sửa, rồi lại lắp vào, mô hình “Tự động thu gom rác thải tại các thùng rác trong trường học” mới hoàn thiện. Phước cho biết, trong mô hình này em phụ trách phân đoạn cắt các bộ phận từ giấy mica để tạo thùng rác, phần thân xe, lập trình cho mô hình đi đúng hướng. “Trong quá trình thực hiện, em gặp khó khăn ở công đoạn làm cho mô hình robot di chuyển đúng hướng vì nó thường đi lệch. Tuy nhiên, qua nhiều lần chỉnh sửa em đã hoàn thành công việc của mình, giúp mô hình hoàn thiện tốt nhất”, Phước chia sẻ.


Mnh Tiến và Minh Phưc gii thiu mô hình đã hoàn thin

Theo Tiến và Phước, mô hình “Tự động thu gom rác thải tại các thùng rác trong trường học” dễ thực hiện nếu nắm vững kiến thức được học từ ghế nhà trường. Điều đặc biệt là nguyên vật liệu làm mô hình dễ kiếm, giá thành rẻ như: Module, bánh xe, giấy mica, mạch adruino, đèn led, cảm biến sóng âm… Chỉ cần ra các cửa hàng bán đồ gia dụng là có thể mua về phù hợp với túi tiền của học sinh. “Thực hiện nghiên cứu khoa học giúp em cảm thấy hứng thú hơn khi học môn tin học, và trong quá trình làm mô hình giúp em khám phá thêm được nhiều kiến thức hay, mới lạ. Từ đó em có thể truyền đam mê cho các bạn trong trường. Em mong mô hình trên sẽ góp phần giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường, thu gom rác thải kịp thời, giáo dục ý thức cho các bạn học sinh; qua đó chung tay góp phần xây dựng TP.HCM sạch – đẹp đúng như câu khẩu lệnh của học sinh Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám là “Làm đẹp thành phố – Giúp đỡ mọi người””, Tiến chia sẻ.

Cho sân trưng thêm xanh – sch

Mô hình “Tự động thu gom rác thải tại các thùng rác trong trường học” được thiết kế gồm 1 xe robot thu gom rác, 1 hệ thống nhận dạng thùng rác đầy và phát tín hiệu cho xe robot thu gom rác. Xe robot thu gom rác có tính năng nhận tín hiệu thông qua Bluetooth hoặc nút nhấn từ người sử dụng, xe sẽ di chuyển đến vị trí thùng rác phát tín hiệu đầy để thu gom rác vào thùng chứa của xe. Sau đó xe di chuyển về vị trí của khu vực tập kết rác hàng ngày để công ty thu gom rác thải đến lấy. Ngoài việc thu gom rác thông qua tín hiệu báo thì xe còn có tính năng thực hiện thu gom rác vào cuối ngày khi đến thời gian quy định được lập trình thông qua cảm biến thời gian thực. Xe sử dụng nguồn pin 12V và được thiết kế sạc bằng năng lượng mặt trời, bảo đảm hoạt động liên tục. Trong khi đó, hệ thống cảnh báo được thiết kế như một mái nhà để gắn cảm biến nhận biết thùng rác đầy bằng cảm biến vật cản, từ đó hệ thống sẽ phát đi tín hiệu qua Bluetooth hoặc đèn báo để điều khiển xe thu gom rác…


Mô hình “T đng thu gom rác thi ti các thùng rác trong trưng hc”

Ưu điểm của mô hình là giúp các nhân viên lao công đỡ vất vả khi thu gom rác thải tại thùng, rác luôn được thu gom kịp thời tránh bị đầy và tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường. Điều đặc biệt là từ mô hình này còn thúc đẩy đam mê sáng tạo của các học sinh yêu thích công nghệ khi mô hình được ứng dụng trong trường học. Tuy nhiên, mô hình cũng có hạn chế, đó là độ chính xác chưa đạt 100%. “Để tiếp tục với niềm đam mê nghiên cứu khoa học và mong muốn mô hình hoàn thiện hơn, chúng em đã bàn bạc đưa ra phương hướng phát triển cho mô hình đó là hoàn thiện xe với kích thước lớn và phù hợp với nhà trường. Bên cạnh đó, chúng em tiến hành nghiên cứu cách phân loại rác tại khu vực tập kết thông qua thùng rác tự phân loại. Đồng thời phát triển thêm tính năng thực hiện vệ sinh thùng rác sau khi lấy rác”, Tiến cho biết.

Có thể nói, việc bảo vệ môi trường sống không chỉ là trách nhiệm của các ngành chức năng, những người làm công tác bảo vệ môi trường mà là của toàn xã hội, trong đó có các em học sinh.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)