Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo sư Dương Quảng Hàm – người thầy khả kính

Tạp Chí Giáo Dục

Nhc đến giáo sư Dương Qung Hàm, nhiu ngưi nghĩ ngay đến tác gi ca b “Vit Nam văn hc s yếu” rt có giá tr, đến nay đã đưc ít nht tái bn 15 ln. Nhưng ông cũng là ngưi đi đu trong vic xây dng các sách giáo khoa v lch s Vit Nam…


Giáo sư Dương Qung Hàm (1898-1946)

Dương Quảng Hàm sinh năm 1898 tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình có truyền thống nho học. Anh ruột của ông là nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944, một trong những người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục), em ruột là nhà văn, nhà báo Dương Tự Quán (1901-1969, cha của nữ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý), đều là những danh sĩ thời bấy giờ. Ông nổi tiếng là trí thức uyên thâm, nhân cách sáng ngời. Năm 1920, ông tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội với tiểu luận tốt nghiệp Khổng Tử và học thuyết Khổng Mạnh trong nền giáo dục cũ. Sau đó, ông được bổ về dạy ở Trường Bưởi (Collège du Protectorat, Trường Bảo hộ, sau đổi thành Trường Chu Văn An), lúc đầu dạy Pháp văn, Sử, Việt văn, sau chuyển sang dạy Việt văn bậc trung học. Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) sau này kể lại trong hồi ký: “Thầy nhỏ người, vui vẻ, nụ cười hồn nhiên, sống rất giản dị, làm việc rất có quy củ và cẩn thận. Đối với chúng tôi, thầy rất công bằng, nghiêm một cách vừa phải, có phần hơi dễ dãi nữa; một lần thầy tỏ ra đa cảm và đại độ khi cả lớp chúng tôi làm reo không học bài thuộc lòng (récitation) tả Hồ Tây (ở Hà Nội) của Jules Boissière, một nhà văn thực dân mà chúng tôi rất ghét. Thầy chỉ tỏ vẻ buồn thôi chứ không hề phạt chúng tôi”.

Giáo sư Dương Quảng Hàm suốt đời gắn bó với việc nghiên cứu, viết sách báo và dạy học. Ông cũng cộng tác với một số tạp chí đương thời, trong đó có tờ Nam Phong, Hữu Thanh, Tri Tân… Ông viết nhiều sách giáo khoa về Pháp văn và sử học, trong đó có Bài tuyển văn học về Đông Dương (soạn cùng với Pujarnicle), Quốc văn trích diễm (năm 1925), Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (1927, soạn chung với Dương Tự Quán), Việt văn giáo khoa thư (1940) cho bậc cao đẳng tiểu học, các công trình được coi là bộ sách cho bậc trung học, gồm Việt Nam văn học sử yếu (1941) và Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942)… Ngoài ra, ông cũng là tác giả cuốn Lý Văn Phức, tiểu sử và văn chương (1945)… Sau Cách mạng Tháng Tám, giáo sư Dương Quảng Hàm được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Chu Văn An, tức Trường Bưởi cũ. Ông đã đem hết nhiệt tình, tài đức để góp phần xây dựng một nhà trường cách mạng mới, một nền giáo dục dân chủ mới. Nhưng vào đêm toàn quốc kháng chiến bùng nổ (19-12-1946), ông đã hy sinh, để lại người vợ cùng 8 người con. Căn nhà của gia đình ông bị cháy rụi, tất cả các tài liệu, sách vở và các bản thảo của ông cũng trở thành tro bụi. Năm 2000, ông được công nhận liệt sĩ, được trao bằng Tổ quốc ghi công.

Điều thú vị là nhiều người con của ông cũng trở thành các nhà giáo, nhà văn hóa… và là những trí thức tên tuổi có nhiều đóng góp cho đất nước. Người con trai cả Dương Bá Bành (sinh năm 1921) là lớp bác sĩ y khoa đầu tiên tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa trong thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp. Con gái thứ Dương Thị Ngân (Ngân Thanh, sinh năm 1923) là phát thanh viên đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam, người đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ. Người con thứ ba là giáo sư, nhà giáo nhân dân, Anh hùng Lao động Dương Trọng Bái (1924-2011), nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là người biên soạn bộ sách giáo khoa vật lý đầu tiên cho bậc trung học phổ thông. Người con thứ tư là giáo sư, tiến sĩ triết học, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Dương Thị Thoa (tức Lê Thi, 1926-2020), là người phụ nữ cứu quốc tiêu biểu được lên kéo cờ đỏ sao vàng trong ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Người con thứ sáu Dương Thị Duyên, nguyên Ủy viên Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là phóng viên nữ Thông tấn xã hội Việt Nam đầu tiên đi cùng phái đoàn Việt Nam tham gia đàm phán tại Hội nghị Paris năm 1973. Người con út Dương Tự Minh (sinh năm 1935), nguyên cán bộ Thành đoàn Hà Nội, Phó Ban liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Hỏa Lò (ông bị thực dân Pháp bắt giam năm 1952 khi đang là học sinh)…

Về tư cách của giáo sư Dương Quảng Hàm, xin kể tiếp câu chuyện ở trên do học giả Nguyễn Hiến Lê thuật lại trong một bài viết đăng trên Tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn vào năm 1966. Lần đó, học môn của thầy Hàm, lớp của Nguyễn Hiến Lê bàn nhau phản kháng bằng cách không học bài thuộc lòng Le Grand lac của Jules Boissière – nhà văn, nhà báo người Pháp Boissière (1983-1897) sang Đông Dương năm 1886 và sống nhiều năm tại Việt Nam, sau chết tại Hà Nội. Các tác phẩm của ông ta được cho là mang đậm tư tưởng thực dân, tỏ ra miệt thị người Việt Nam khá nặng nề. Vì vậy, trong đầu óc những thiếu niên mới lớn đầy tinh thần tự tôn dân tộc như Nguyễn Hiến Lê đã thể hiện sự phản kháng. Hôm đó, vào giờ học, thầy Hàm mở cuốn sổ tay ra chấm tên một học sinh để gọi trả bài. Người này chỉ thuộc lõm bõm, trả được một vài câu rồi ngừng, thú rằng không thuộc. Thầy gọi thêm một người khác, cũng không thuộc nữa. Thầy ngạc nhiên hỏi tại sao thì một học sinh bạo dạn đứng lên thưa rằng các trò không ai thuộc cả vì không ưa Jules Boissière, một tên thực dân không có cảm tình với dân tộc mình. Rồi cả lớp trình với thầy Hàm tất cả những điều không ưa về hắn và chờ sự phản ứng của thầy. Nhà văn Nguyễn Hiến Lê nhớ lại: “Cụ làm thinh một vài phút rồi bỗng nhiên tôi thấy hai giọt nước mắt lăn trên má cụ. Cụ vẫn ngồi yên nhìn xuống phía cuối lớp, cũng không lấy chiếc khăn tay nhỏ xíu bằng vải trắng để lau nước mắt nữa, mặc cho nó rơi xuống mặt bàn và tự khô trên má. Chúng tôi im phăng phắc, kẻ cúi đầu xuống, kẻ nhìn vào mặt cụ. Tôi muốn đứng lên xin lỗi cụ. Nhưng tôi không thốt lên được một lời – cả lớp cũng không ai thốt lên được một lời – mà cứ ngồi trân trân. Có lẽ khi cảm xúc mạnh quá thì sự yên lặng là thái độ tự nhiên nhất. Giá lúc đó tôi đứng lên nói thì thế nào tôi cũng nghẹn ngào mà nước mắt cũng ròng ròng trên má. (…) Nếu phải là một giáo sư khác thì chúng tôi cũng được 5 – 6 con zero hoặc ít nhất cũng bị rầy một hồi. Có thể một vài vị còn gắt gao “truy” chúng tôi nữa, bắt cả lớp tuần tự lên trả bài, lần trước cũng như lần sau. Cụ thực quảng đại, đau lòng trước sự phản kháng của chúng tôi mà không hề giận, tha thứ cho cả. Những giọt nước mắt của cụ hôm đó chứa biết bao tâm sự…”.

Hẳn chúng ta không khó hiểu cái tâm sự đó của giáo sư Dương Quảng Hàm. Bởi đấy chính là lòng yêu nước, nỗi uất nghẹn khi dân tộc bị sỉ nhục và tất cả được thổi bùng lên từ thái độ của các học trò nhỏ tuổi. Có lẽ thái độ đó, tư cách đó đã khiến cho tất cả học trò sẽ suốt đời kính trọng; còn đối với giáo sư Dương Quảng Hàm, thái độ đó được bộc lộ trong việc dạy học, trong các trước tác của ông. Nhờ đó, nhiều công trình của ông vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.

Nguyn Minh Tâm

 

Bình luận (0)