Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh): Mỗi thầy cô là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch

Tạp Chí Giáo Dục

“Mi thy cô là mt chiến sĩ trên mt trn phòng chng dch ca ngành giáo dc” là phương châm đưc Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) xây dng trong năm hc 2021-2022 – mt năm hc chưa tng có trong tin l do nh hưng ca dch Covid-19.

Với phương châm này, thầy và trò nhà trường đã cùng nhau vượt khó, thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa dạy học, vừa phòng chống dịch. Mỗi thầy cô giáo không chỉ là chiến sĩ “rẽ sóng Covid” đưa kiến thức đến học sinh mà còn trở thành “điểm tựa” kịp thời động viên, chia sẻ đến học sinh, phụ huynh trong năm học đặc biệt. Nhiều thầy cô còn tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch, chung tay góp sức cùng thành phố chống dịch.

N lc thích ng

Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh TP.HCM phải học trực tuyến ngay từ đầu năm học. Điều này đã khiến toàn ngành giáo dục TP gặp nhiều khó khăn, thầy và trò Trường THCS Lê Văn Tám cũng không ngoại lệ.

Đứng trước khó khăn thách thức của năm học đặc biệt, tập thể ban giám hiệu và đội ngũ thầy cô giáo nhà trường đã cùng “sốc” lại tinh thần, cùng ngồi lại để xây dựng kế hoạch, phương án sao cho thích ứng nhanh nhất, phù hợp nhất với tình hình dịch bệnh. Từng nút thắt dần được tháo gỡ.

Thời khóa biểu dạy và học trực tuyến được nhà trường thiết kế khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh. Kiến thức được giảm tải theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, không gây áp lực cho học sinh.

Để giúp giáo viên có thể chuyển đổi từ phương pháp dạy học truyền thống sang dạy và học trực tuyến, nhà trường đã tổ chức những buổi tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, chia sẻ về các ứng dụng, giải pháp thiết kế lớp học trực tuyến. Song song đó, mỗi giáo viên cũng đã nỗ lực chủ động tự học, tự trau dồi thêm CNTT.

Từ chỗ chỉ dừng lại ở những bài giảng trình chiếu powerpoint, giáo viên nhà trường đã thành thạo nhiều ứng dụng công nghệ, qua đó mạnh dạn, sáng tạo thiết kế những bài giảng trực tuyến sinh động hiệu quả, thu hút học sinh đến với tiết học. Nhiều giáo viên dù không còn trẻ nhưng trước yêu cầu của việc dạy và học trong bối cảnh mới cũng đã nỗ lực “hòa chung nhịp”, tất cả vì học sinh thân yêu.

“Dù còn nhiều khó khăn song Covid-19 vô hình đã trở thành cú hích rút ngắn tiến trình chuyển đổi số trong nhà trường. Mỗi thầy cô giáo đã tự ý thức nâng cao hiểu biết về công nghệ, xây dựng, thiết kế những bài giảng trực tuyến sao cho học sinh dễ dàng hiểu bài nhất. Không chỉ dừng lại ở việc đưa kiến thức đến học sinh mà qua chính những bài giảng trực tuyến đó thầy trò còn tăng cường tương tác, truyền đến học sinh những suy nghĩ và năng lượng tích cực cùng vượt qua dịch bệnh”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Chung tay, góp sc cùng thành ph chng dch

Trong dịch bệnh, không chỉ là những chiến sĩ “rẽ sóng Covid”, nỗ lực vượt khó đưa kiến thức với học sinh, tập thể đội ngũ giáo viên Trường THCS Lê Văn Tám còn tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn thành phố, chung tay góp sức cùng thành phố chống dịch.

Khi trường được trưng dụng làm điểm tiêm ngừa vắc-xin phòng Covid-19, xếp lại sách bút và những trang giáo án, đội ngũ giáo viên nhà trường trong vai trò hỗ trợ điểm tiêm đã giúp công tác tiêm chủng và phòng dịch tại điểm tiêm được đảm bảo. Trong những ngày tháng “cam go” nhất của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, nhiều thầy cô đã không ngại khó, ngại khổ xông pha vào “vùng đỏ”, hỗ trợ cùng địa phương phòng chống dịch.

Theo thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường), việc chung tay góp sức cùng thành phố chống dịch ngoài được thể hiện bằng các hoạt động cùng địa phương thì còn qua chính việc thực hiện tốt công tác phòng dịch khi học sinh trở lại trường, giúp việc dạy và học trực tiếp được diễn ra liên tục, không gián đoạn.

Các biện pháp phòng chống dịch trong nhà trường được chú trọng đặt lên hàng đầu, tạo môi trường trường học xanh, lớp học xanh, đảm bảo an toàn cho học sinh. Phương án xử lý trường hợp F0 trong nhà trường được thực hiện khoa học, theo đúng hướng dẫn của ngành y tế, giúp học sinh, phụ huynh và thầy cô không hoang mang. Công tác phòng dịch trong trường cũng trở thành “điểm mấu chốt” để nâng cao tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh, an tâm cho con em mình trở lại trường. Khi phụ huynh an tâm thì sẽ có sự đồng lòng, phối hợp. Nhiều phụ huynh đã trở thành “mạnh thường quân” hỗ trợ nhà trường trong công tác phòng dịch, như: Hội phụ huynh học sinh lớp 6/8 năm học 2020-2021; Bà Phan Thị Thùy Lam, phụ huynh em Trần Bảo Nghi (lớp 6/10)…

Khi dạy và học trực tiếp, mỗi thầy cô giáo phải cùng lúc “sắm” nhiều vai trò. Cùng với việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, dạy và học trực tiếp lẫn trực tuyến, từng thầy cô còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ phòng chống dịch, hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý học sinh khi trở lại trường.

“Chưa bao giờ, công việc của giáo viên lại nhiều thách thức đến vậy. Không còn chỉ là phấn trắng, bảng đen, có những công việc mà thầy cô chưa bao giờ từng trải qua, chưa bao giờ làm. Vậy nhưng, bằng tình yêu thương và trách nhiệm, mỗi thầy cô đã nỗ lực vượt khó, chủ động sáng tạo, đồng hành cùng nhà trường, đồng hành cùng ngành giáo dục và xa hơn là chung tay cùng cả thành phố vượt qua năm 2021 với nhiều khó khăn do dịch bệnh. Càng trong khó khăn, thử thách, sự bền bỉ với nghề lại càng được hun đúc, là năng lượng tích cực để nhà trường tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ kép trong năm 2022…”, thầy Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)