Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Biến những gì trong tay thành tài nguyên số

Tạp Chí Giáo Dục

“Chúng ta thc s thành công nếu biến nhng gì trong tay thành tài nguyên s”. Đây là khng đnh ca Phó Ch tch UBND TP.HCM Dương Anh Đc xung quanh hot đng chuyn đi s (CĐS) ca các s, ngành, qun, huyn. Thc tế cho thy, CĐS có th khiến các bưc phát trin ca mt đt nưc, mt TP, mt cơ quan b nh hưng rt ln. Tuy nhiên, công cuc CĐS hin nay, trong đó có TP.HCM đang còn ri rc, thiếu đng b và xuyên sut.


Qun 7 ng dng công ngh vào qun lý các ca nhim Covid-19

Cn mt “nhc trưng” trong chuyn đi s

Ông Võ Khánh Hưng – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM – cho biết, phải có những quan điểm, quyết sách từ nhận thức của lãnh đạo, cơ chế tài chính cho công cuộc CĐS. Nói cách khác cần có một “nhạc trưởng” từ cấp TP để có chỉ đạo xuyên suốt đến các ngành, địa phương, tạo sự đồng nhất trong sử dụng dữ liệu nhằm tránh bảo thủ, độc quyền. Sở Giao thông Vận tải đã thực hiện số hóa nhiều văn bản, dữ liệu cầu đường, hồ sơ nghiệm thu công trình, chữ ký… Tuy nhiên ra khỏi sở thì không được chấp nhận bởi một số đơn vị khác.

“Ngay trong đại dịch, khi đưa ra văn bản số, chữ ký số nhưng Sở Giao thông Vận tải chỉ được ngành công an, công thương chấp nhận. Còn liên quan đến tài chính, kho bạc phải quay lại dùng văn bản giấy. Hết sức bất cập”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, hiện nay nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương đã số hóa dữ liệu nhưng khi đem ra dùng chung thì không được. Cụ thể như hồ sơ bệnh án của bệnh viện này đã số hóa nhưng sang bệnh viện khác không được chấp nhận. Do đó, rất cần có sự đồng bộ. 

Tại Sở Tư pháp, đơn vị này đã số hóa được gần 92% với khoảng 13 triệu hồ sơ liên quan. Ông Huỳnh Văn Hạnh – Giám đốc Sở Tư pháp TP – đánh giá việc này rất cần thiết, đòi hỏi khẩn trương do sự phát triển của TP. Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid vừa qua cho thấy vai trò của số hóa càng thể hiện sự quan trọng trong giải quyết công việc hiệu quả, phục vụ kịp thời người dân, doanh nghiệp và đảm bảo phòng chống dịch.

Tuy nhiên, ông Hạnh cũng cho rằng cần có sự phối hợp đồng bộ, xác định chúng ta trên “cùng một con thuyền”, không phải ai cần ai mà chúng ta cùng cần nhau. “Hiện nay việc áp dụng chung hồ sơ số hóa còn rời rạc, chưa liên tục giữa các sở ngành, địa phương”, ông Hạnh tâm tư.

Theo ông Nguyễn Kỳ Phùng – Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, thực hiện CĐS cần có tổ công tác chuyên ngành đặc biệt do một đồng chí đứng đầu; còn các sở ngành, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc lấp đầy kho dữ liệu dùng chung. Muốn chuyển đổi gì thì quan trọng nhất là kho dữ liệu. Thời gian qua TP có nhiều cố gắng hoàn thiện lấp đầy kho dữ liệu dùng chung, đây là việc làm rất cần thiết nhưng các sở ngành, địa phương thực hiện tương đối chậm. Bên cạnh đó, sự liên thông, chia sẻ, phân quyền thông tin cũng còn chậm.

“Vừa rồi ngành y tế phối hợp với một số sở ngành xây dựng chiến dịch bảo vệ người dân trên 65 tuổi thuộc nhóm nguy cơ. Như vậy, chỉ cần dựa vào cơ sở này tách lọc ra các dữ liệu công dân, đưa về kho dữ liệu dùng chung, tránh việc phải đưa về địa phương làm lại bộ phiếu khảo sát rất mất thời gian”, ông Hưng ví dụ.

Để xây dựng chương trình CĐS tổng thể cho TP, quận, huyện, ông Phùng chỉ ra 5 yếu tố chính cần làm. Đó là đánh giá hiện trạng chúng ta đang ở đâu (gồm hạ tầng, phần mềm, phần cứng, an ninh, nhân lực…); xây dựng tầm nhìn dài hạn cùng với các mục tiêu cụ thể; trên cơ sở đó xây dựng các chương trình dự án và hướng đến tầm nhìn dài hạn; xây dựng bộ chỉ số đánh giá các hoạt động, nội dung đã đề xuất thực hiện; cuối cùng phải xây dựng cho được nguồn lực và cơ chế quản lý.

TP có nhiu điu kin đ chuyn đi s

Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP, thực hiện kế hoạch phát triển kho dữ liệu dùng chung phục vụ CĐS của năm 2022, từ năm 2017 TP đã đưa vào sử dụng nền tảng tích hợp dữ liệu giai đoạn 1, gồm dữ liệu có cấu trúc, địa chính, doanh nghiệp, thuế. Năm 2019, bổ sung tính năng, nền tảng lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc và tích hợp thêm một số dữ liệu mới. Đến năm 2020, việc triển khai kho dữ liệu dùng chung và nền tảng liên thông tích hợp (HCM LGSP) đạt thêm nhiều kết quả – kết nối 41 đơn vị, 222 dịch vụ dùng chung. Mỗi ngày kho dữ liệu dùng chung xử lý được khoảng 1 triệu yêu cầu. Bên cạnh đó, thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại trung tâm dữ liệu TP để trở thành nguồn dữ liệu, tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Bà Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông – nhìn nhận, CĐS ngày nay không chỉ là xu thế về công nghệ trên toàn cầu mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của kinh tế – xã hội. TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Là chuyên gia Quản trị Công cao cấp, bà Trần Thị Lan Hương – Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam – cho hay, bước tiếp theo cho công cuộc CĐS tại TP.HCM cần chuyển từ kế hoạch sang hành động. Thành công sẽ phụ thuộc vào nguồn tài chính thích hợp cho các khoản đầu tư “cứng” và “mềm”, bao gồm cả đầu tư cho dữ liệu; đồng thời phát huy, tận dụng nguồn dữ liệu.

“TP.HCM đã vượt từ vị trí số 7 lên vị trí thứ 5 trong số 63 tỉnh, thành trong Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Index) năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông dựa trên ba trụ cột: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng CNTT. Đây những điều kiện thuận lợi để CĐS”, bà Hương nhấn mạnh.

Đánh giá về CĐS, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho rằng, đây là xu thế không thể đảo ngược, nếu chậm chân trong cuộc chơi này thì các bước phát triển của một đất nước, một TP, một cơ quan sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Tất cả chúng ta đều thống nhất dữ liệu hết sức quan trọng nhưng phải xác định rõ những gì có trong tay đều là dữ liệu. Dữ liệu đó phải có kho để xử lý, khai thác và làm giàu lên được trong quá trình vận hành, khai thác, hoạt động thì mới thực sự phát huy được tác dụng.

“Hiện nay thế giới nhắc nhiều đến dữ liệu, tài nguyên số. Chúng ta thực sự thành công nếu biến những gì trong tay thành tài nguyên số. Khi có dữ liệu đủ lớn và đầy đủ các công cụ thì có thể đưa ra những vấn đề, dự báo tương lai chính xác, sát thực thực tế”, Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định.

Nguyn Phương

 

Bình luận (0)