Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghề nào không lo thất nghiệp trong mùa dịch?

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh mt s ngành ngh b tác đng bi dch Covid-19 khiến lao đng tht nghip hoc b gim gi làm thì vn có không ít ngành ngh có xu hưng phát trin mnh, và hin đang cn mt lc lưng ln lao đng.


Nhóm ngh cơ khí (hàn, tin…) là mt trong nhng nhóm ngh không lo tht nghip trong thi đim này

Theo ghi nhận tại các sàn giao dịch việc làm trực tuyến, nhóm ngành nghề chiếm nhiều vị trí tuyển dụng nhất trong khoảng 3 tháng trở lại đây là các nghề điện lạnh, bảo trì hệ thống điện, sơn, đồng, hàn, tiện, tự động hóa… Bà Lê Thị Hồng Loan (Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật tự động Hàn Mỹ Việt, TP.HCM) cho biết dịch Covid-19 tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của không ít ngành nghề. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực tự động hóa không bị ảnh hưởng mà ngược lại còn phát triển hơn trước. Theo bà Loan, mặc dù năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng mức tăng trưởng của công ty đạt trên 25%. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, công ty đã đề ra chiến lược thu hút lao động có tay nghề từ rất nhiều nguồn, trong đó bao gồm lao động có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề do ảnh hưởng dịch bệnh. Được biết, Công ty Hàn Mỹ Việt là một trong những đơn vị đối tác đồng hành với Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng tham gia chương trình đào tạo nghề miễn phí cho lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 để có điều kiện tìm công việc mới phù hợp.

Một trong những nghề hút lao động trong thời điểm này là nghề điện lạnh. Ông Nguyễn Hoàng Long (chủ cơ sở điện lạnh Hoàng Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết ở nơi thời tiết oi bức kể cả vào mùa mưa như TP.HCM thì chỉ riêng công việc chăm sóc, bảo trì máy lạnh là “sống khỏe”. Thời gian này dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân hạn chế ra đường, nhu cầu sử dụng máy lạnh cao nên người làm nghề điện lạnh càng dễ kiếm sống. Ông Long khẳng định, nghề điện lạnh không quá khó học như một số nghề khác, chỉ cần học một khóa 6 tháng với học phí 3-5 triệu đồng, nếu người học nhạy bén, chịu khó đầu tư thời gian thực hành thì chỉ cần 3 tháng là có thể đi làm với thu nhập trung bình không dưới 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu muốn làm nhân viên, kỹ thuật viên bảo trì hệ thống lạnh tại các kho lạnh, tòa nhà, nhà hàng, khách sạn… thì phải có bằng trung cấp nghề trở lên. “Nhiều người trẻ có quan niệm học để trở thành “ông này, bà kia” nhưng phần lớn lựa chọn những ngành nghề có tính cạnh tranh cao mà quên đi các nghề đơn giản, dễ kiếm tiền. Trong thời gian làm thuê tích lũy kinh nghiệm, có chút vốn là có thể làm chủ dịch vụ chăm sóc, bảo trì hệ thống lạnh. Thực tế đã có nhiều người thành đạt, là chủ doanh nghiệp với hàng trăm lao động xuất thân từ những ngành nghề như thế”, ông Long nói.

Cũng như nghề điện lạnh, nghề bảo trì và chăm sóc xe ô tô hiện đang hút lao động trình độ trung cấp, sơ cấp. Anh Nguyễn Văn Hào (ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM) cho biết bản thân từng học 12 tháng nghề làm đồng xe hơi tại một cơ sở ở quận 5 và có việc làm ổn định trong thời gian học nghề. Anh Hào nhớ lại, bắt đầu từ tháng thứ 3 học nghề tôi đã nhận được lương 100.000 đồng/ngày. So với người đang học nghề, số tiền này là không nhỏ, tạm đủ đổ xăng, ăn uống và hơn hết đó là kinh nghiệm thực tế. “Mong dịch Covid-19 sớm được kiểm soát để tôi đi học lấy bằng trung cấp nghề hoặc học thêm nâng cao tay nghề”, anh Hào chia sẻ về dự định sắp tới. Được biết, hiện anh Hào đang là kỹ thuật viên với thu nhập trung bình 20 triệu đồng/tháng, dự kiến sẽ tăng 15% trong quý 3-2021.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (chủ một garage xe hơi trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM) cho biết học nghề cơ khí, điện, điện lạnh, đồng, sơn… đều có thể làm việc ở một garage, salon xe… chứ không nhất thiết phải học trình độ cao đẳng ngành công nghệ ô tô. Một garage chăm sóc xe hơi nhỏ cũng cần ít nhất 30 lao động kỹ thuật. Tuy nhiên, mỗi lao động có chuyên môn, công việc riêng như người chuyên về sơn, chuyên bảo trì máy lạnh, cơ khí… Để ứng tuyển vào các vị trí này, người lao động không cần trình độ cao mà chỉ cần học qua các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm, cơ sở đào tạo uy tín. “Chúng tôi không quan trọng lắm về bằng cấp, chỉ cần người mới tuyển vào nắm được những kỹ thuật cơ bản liên quan đến công việc. Trong quá trình làm việc, thực hành nhiều sẽ bồi dưỡng, nâng cao tay nghề. Cũng như các nghề khác, nếu người lao động có chí, yêu nghề, quyết tâm đeo đuổi ước mơ của mình thì sẽ sớm trở thành ông chủ”, ông Tuấn nói.

Bài, ảnh: Trng Tri

 

Bình luận (0)