Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vượt qua mùa dịch: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thm năm hc 2021-2022, đ “không mt hc sinh nào b b li phía sau”, nhiu đa phương, nhà trưng ti TP.HCM đã tính toán đến nhng phương án tng SGK, ni dài nhng s chia đ h tr hc sinh nghèo, khó khăn vưt qua mùa dch sut năm hc. 


Ngành giáo dc các qun, huyn và nhà trưng tích cc chăm lo cho hc sinh khó khăn, không đ hc sinh nào b b li phía sau

Kiên quyết không đ hc sinh thiếu SGK năm hc mi

Theo quyết định phê duyệt của UBND TP.HCM ngày 7-4-2021, năm học 2021-2022, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP sẽ sử dụng bộ SGK Chân trời sáng tạo cho lớp 2 và lớp 6, ngoại trừ SGK tiếng Anh có đến 3 đầu sách và sách GDCD lớp 6 có 2 đầu sách để các nhà trường lựa chọn. Về SGK lớp 1, năm học 2021-2022 cũng có 65 trường điều chỉnh SGK môn giáo dục thể chất, 63 trường điều chỉnh môn âm nhạc, 57 trường điều chỉnh môn mỹ thuật, 49 trường điều chỉnh môn toán và 42 trường điều chỉnh môn tiếng Việt.

Theo bảng giá SGK được các NXB công bố, mức giá SGK lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo năm học 2021-2022 có giá 234 ngàn đồng. SGK tiếng Anh có giá dao động từ 76-89 ngàn đồng. Như vậy, tổng bộ SGK lớp 6 sẽ có giá trên 300 ngàn đồng, gấp từ 3-4 lần so với giá SGK chương trình cũ. Tương tự, SGK mới lớp 2 Chương trình GDPT 2018 cũng tăng 3-4 lần so với chương trình cũ. Bộ Chân trời sáng tạo có giá 179 ngàn đồng. Riêng SGK tiếng Anh có giá 52 và 79 ngàn đồng. Tổng 1 bộ SGK lớp 2 mới sẽ có giá dao động trên dưới 200 ngàn đồng.

Theo đánh giá của các nhà quản lý giáo dục, dù TP.HCM là thành phố lớn nhất cả nước với mức thu nhập cao, giá SGK như trên có thể sẽ không là gì đối với nhiều phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, với đối tượng phụ huynh là người lao động, người có thu nhập thấp thì mức giá này cần phải có sự hỗ trợ.

Cô Nguyễn Thị Kim Hương (Hiệu trưởng Trường TH Phú Thọ, Q.11) cho biết, hàng năm đối tượng học sinh khó khăn của trường rất nhiều. Nhà trường thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ học sinh như giáo viên chủ nhiệm “trích lương” hỗ trợ học sinh, vận động mạnh thường quân, phụ huynh trong lớp chăm lo. Lâu dài hơn, nhà trường phát động phong trào Nuôi heo đất, Nụ cười hồng đầu năm học, hỗ trợ học sinh khó khăn với nhiều hình thức. “Trước dịch bệnh như hiện nay, chắc chắn đời sống của phụ huynh nhà trường sẽ còn khó khăn hơn nữa. Năm học mới, nhà trường đang tính toán dài hơi các biện pháp hỗ trợ học sinh khó khăn, nhờ địa phương, hội khuyến học, các tổ chức trong và ngoài xã hội. Giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi với phụ huynh, lập danh sách học sinh khó khăn cần giúp đỡ, nhà trường sẽ xác minh, tính toán hỗ trợ, đảm bảo không một học sinh nào không có SGK hay phải bỏ học, nghỉ học vì khó khăn, dịch bệnh”, cô Hương khẳng định.

Năm học 2021-2022, Trường THCS-THPT Thạnh An (huyện Cần Giờ) có khoảng 50 học sinh lớp 6. Dù sĩ số không lớn nhưng theo thầy Nguyễn Bảo Ngọc (Hiệu trưởng nhà trường), việc hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh khó khăn luôn được nhà trường đặt làm ưu tiên trọng tâm. “Nếu tính số học sinh khó khăn thì toàn trường là 100% học sinh, còn tính riêng học sinh thuộc diện hộ nghèo thì toàn trường dao động trên dưới 10% học sinh mỗi năm, có năm lên tới 20%”, thầy Ngọc thông tin.

Để hỗ trợ học sinh, thầy Ngọc cho hay, mỗi năm  nhà trường đều xây dựng tủ sách cho học sinh mượn sử dụng trong năm học mới. Đồng thời xây dựng thêm các kế hoạch hỗ trợ học sinh trong suốt năm học như vận động mạnh thường quân trao học bổng, xây dựng quỹ khuyến học nhà trường. Suốt năm học, hàng tháng cán bộ, giáo viên nhà trường đều chia sẻ một phần lương của mình đóng góp vào quỹ khuyến học, chăm lo thêm các hoạt động cho học sinh như trao góc học tập, SGK, đồng phục, tiền ăn bán trú… “Năm học 2021-2022, nhà trường sẽ vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hỗ trợ đã triển khai, song song đó sẽ đẩy mạnh kết nối với mạnh thường quân hỗ trợ học sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Nhà trường sẽ trang bị thêm một số bộ SGK mới đặt trên thư viện để học sinh mượn sử dụng, phục vụ việc học”, thầy Ngọc bổ sung.

Tại Q.1, Trường THCS Chu Văn An luôn được xem là “vùng rốn” với nhiều học sinh khó khăn, phụ huynh ít quan tâm, do đó công tác chăm lo cho học sinh được nhà trường đặc biệt quan tâm. “Hàng năm việc trao tặng SGK đều là SGK cũ nên không khó khăn lắm. Riêng đối với lớp 6 năm học 2021-2022, nhà trường dự tính sẽ trích từ quỹ khuyến học của trường để mua SGK tặng các em khó khăn, kiên quyết không để học sinh nào không có SGK cho năm học mới. Đồng thời trường cũng sẽ mua thêm một số bộ sách trang bị tại thư viện cho các em mượn học, cũng là cách thu hút các em đến với thư viện”, cô Hồ Thị Ngọc Sương (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay.

Ni dài nhng s chia…

Năm học 2021-2022, toàn Q.Bình Tân tăng khoảng 5.000 học sinh so với năm học trước. Với áp lực học sinh tăng cao, hàng năm, địa phương này có nhiều biện pháp chăm lo, hỗ trợ học sinh khó khăn. “Nhiều năm nay, Quỹ khyến học 1:1 của quận mỗi năm đều hỗ trợ mấy trăm học sinh khó khăn. Các phong trào Nuôi heo đất, đấu giá, kế hoạch nhỏ tại mỗi trường đều phát triển rất mạnh, hỗ trợ hàng ngàn học sinh khó khăn trong suốt năm học. Năm nay, dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống của nhiều phụ huynh học sinh, ngành quán triệt mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái đến từng nhà trường, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào hỗ trợ học sinh, làm sao không để một học sinh nào bị bỏ lại phía sau”, ông Ngô Văn Tuyên (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân) cho biết.

Việc hỗ trợ học sinh khó khăn đầu năm học, theo ông Tuyên không chỉ có SGK mà những yêu thương, sẻ chia còn được nối dài, tùy theo điều kiện của từng trường sẽ có phương án tự chủ, chăm lo. “Địa phương giao cho hiệu trưởng từng trường tự chủ, đẩy mạnh các quỹ khuyến học khuyến tài, các quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh. Quan trọng là hỗ trợ về lâu về dài cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về cả vật chất và tinh thần, động viên các em và gia đình vượt lên khó khăn trong mùa dịch…”.

Theo tính toán, năm học 2021-2022, toàn Q.Gò Vấp có 8.732 học sinh lớp 1, số học sinh lớp 6 là 7.437 học sinh. Là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19 trong thời gian qua, cộng với đặc thù đơn vị luôn chịu áp lực về số lượng học sinh nhập cư đông, do vậy phương án hỗ trợ học sinh khó khăn trong năm học mới được quận đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh.

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận cho hay, việc chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn luôn được quận lưu ý, quán triệt đến các đơn vị nhà trường. Năm học 2021-2022, từng nhà trường sẽ thực hiện thống kê số học sinh khó khăn và chủ động có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, tuyệt đối không để một học sinh nào phải bỏ học, nghỉ học giữa chừng vì khó khăn.

Trước thực tế nhà trường, cô Hồ Thị Ngọc Sương cho hay, hàng năm nhà trường phải chia thành 3-4 đợt chăm lo, đợt đầu tiên ưu tiên cho đối tượng học sinh khó khăn nhất. Cạnh các quỹ từ hội phụ huynh, quỹ khuyến học khuyến tài, mỗi giáo viên cũng trích phần lương, phần khen thưởng của mình để cùng chăm lo cho các em. “Khoảng 2 năm nay, với tình trạng dịch Covid-19, đối tượng học sinh nhà trường phần nhiều là dân lao động, bán hàng rong ở phố đi bộ nên nguồn thu của phụ huynh bị ảnh hưởng, tăng thêm số học sinh khó khăn. Nhà trường và các lớp sẽ trực tiếp san sẻ bớt gánh nặng cho học sinh lớp mình. Ngoài SGK, quần áo đồng phục sẽ trao thêm học bổng đóng học phí, bảo hiểm y tế cho học sinh, vận động các mạnh thường quân cùng chung sức”, cô Sương bày tỏ.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)