Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Loạn khuẩn âm đạo vì “yêu” quá nhiều

Tạp Chí Giáo Dục

Loạn khuẩn âm đạo là tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ, gây ra do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn thường trú trong âm đạo.

Bình thường trong âm đạo có các vi khuẩn thường trú có lợi, gọi là lactobacilli và một số khác gọi là anaerobes. Sự tăng trưởng quá mức của các vi trùng khác (anaerobes) so với lactobacilli gây ra sự tăng tiết quá mức dịch tiết âm đạo.

Hiện tại người ta vẫn chưa hiểu tại sao anaerobes gây ra nhiễm trùng âm đạo.

Làm sao để biết bị loạn khuẩn âm đạo?

Bạn có thể quan sát dịch tiết từ âm đạo. Bình thừơng dịch tiết với lượng vừa phải, trong suốt hoặc hơi đục nhưng không hôi (còn gọi là huyết trắng sinh lý). Khi bị nhiễm trùng, dịch tiết này có màu sẫm hơn, rất hôi (đặc biệt sau khi giao hợp), còn gọi là huyết trắng bệnh lý. Đôi khi Bạn bị tình trạng này nhưng không có triệu chứng.

Loạn khuẩn âm đạo có phải là một bệnh lý nhiễm trùng mà Bạn lây nhiễm từ ai đó hay không?

Câu trả lời là KHÔNG. Loạn khuẩn âm đạo gây ra do tình trạng tăng sinh quá mức của vi khuẩn thường trú bình thường có trong âm đạo. Nó cũng có liên quan đến tần xuất giao hợp của Bạn, nhiều quá hoặc ít quá cũng gây ra tình trạng loạn khuẩn âm đạo. Thường thì bạn tình của Bạn không cần phải áp dụng phương pháp điều trị nào cả khi Bạn bị chứng này.

Một số tác động từ bên ngoài thường gây chứng loạn khuẩn âm đạo như kháng sinh, các thuốc diệt khuẩn đặt vào âm đạo, các thuốc ngừa thai dùng bôi vào âm đạo, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ kém phẩm chất, dị ứng xà phòng, các chất thụt rửa âm đạo, dị ứng với các thành phần trong đồ lót, ….

Một số bệnh cũng gây chứng loạn khuẩn âm đạo như tiểu đường, suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Loạn khuẩn âm đạo có thể chữa được không?

Không khó để điều trị loạn khuẩn âm đạo nhưng nếu không điều trị, lâu ngày có thể dẫn đến viêm tử cung hay vòi trứng & những biến chứng nghiêm trọng khác (như vô sinh).

Ở phụ nữ mang thai thì việc điều trị là cần thiết và thận trọng bởi BS chuyên khoa Sản Phụ.

Điều trị loạn khuẩn âm đạo như thế nào?

Có nhiều cách, BS sẽ cho Bạn uống thuốc hoặc bôi hay đặt thuốc trong âm đạo. Điều quan trọng là Bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt điều trị theo hướng dẫn của BS.

Nếu trong toa thuốc có Metronidazole hay các loại tương tự thì Bạn đừng nên uống các chất có cồn trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc. Vì sự tương tác giữa chất cồn (rượu bia) và các thuốc này gây ra tình trạng buồn nôn và nôn ói. Ngay cả một lượng nhỏ cồn có trong một số loại thuốc ho dạng sirô cũng có thể gây nôn ói nếu Bạn đang uống Metronidazole. Do đó, hãy nói với BS của Bạn về các loại thuốc Bạn đang dùng.

Theo phununet

Bình luận (0)