Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Quốc gia không có “hộ nghèo”, tỷ phú và triệu phú có mặt ở khắp nơi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Là quốc gia có diện tích nhỏ thứ 2 thế giới, chỉ gần 2km2 nhưng Monaco sở hữu số lượng tỷ phú và triệu phú tính trên đầu người cao nhất thế giới.
Quốc gia không có "hộ nghèo"
Monaco là quốc gia độc lập có diện tích nhỏ thứ 2 trên thế giới, chỉ gần 2km2, đứng sau Vatican với hơn 39.200 dân (số liệu năm 2020). Để dễ hình dung, diện tích Monaco thậm chí chưa bằng một nửa quận Hoàn Kiếm của Hà Nội (5,29km2).
Trong văn bản thống kê tỷ lệ nghèo đói ở các quốc gia trên thế giới của CIA The World Factbook, phần "dân số sống dưới mức nghèo" của Monaco được liệt kê "không xác định". Đại diện cơ quan thống kê Monaco cho biết, nguyên nhân một phần do quốc gia này không có thuế thu nhập nên không có cách "đo lường" thu nhập của người dân.
Các du thuyền đậu san sát nhau tại bến cảng ở Monaco
Tuy nhiên, hai nhà kinh tế địa phương chia sẻ với Business Insider rằng, Monaco "giàu tới mức cơ bản không có tình trạng nghèo đói được ghi nhận".
Bassem Kamar, một Giáo sư kinh tế đến từ Đại học quốc tế Monaco, đồng thời là cựu chuyên gia kinh tế của Quỹ tiền tệ quốc tế, khẳng định, "không có công dân Monaco nào sống dưới mức nghèo khổ".
Thật vậy, số liệu do Forbes thống kê cho thấy, Monaco sở hữu số lượng triệu phú, tỷ phú lên tới 12.200 người. Điều đó có nghĩa, cứ khoảng 3 người dân lại có một người là triệu phú hoặc tỷ phú. Qua đó, biến vùng đất này thành nơi có số lượng triệu phú và tỷ phú tính trên đầu người cao nhất thế giới.
Trong số hơn 39.200 cư dân, chỉ có hơn 9.300 người Monégasque bản địa. Còn lại phần lớn là cư dân nước ngoài đến từ Pháp, Italy, Anh, Thụy Sĩ, Đức, Nga và Mỹ.
Quốc gia có diện tích khiêm tốn này được ví như "sân chơi của các tỷ phú"
Damyana Bakardzhieva, giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc tế Monaco, nhận định, "có một sự chọn lọc tự nhiên" đang diễn ra tại quốc gia này, đảm bảo "chỉ những người nước ngoài giàu có mới chuyển đến Monaco".
Với diện tích chưa tới 2km2, nhà ở tại Monaco "rất khan hiếm", bất chấp những năm gần đây có thêm nhiều dự án mở rộng ra biển. Bất động sản tại đây đắt đỏ, giá trung bình là 5,2 triệu USD vào năm 2017.
"Một người sống dưới mức nghèo khổ sẽ rất khó đủ khả năng để xin cư trú tại Monaco", Giáo sư Bakardzhieva nói.
An ninh cao, tỉ lệ tội phạm thấp, du lịch cực phát triển
Monaco có tỉ lệ phạm tội thấp
Monaco được đánh giá là quốc gia an ninh cao, tỉ lệ tội phạm thấp. Toàn bộ quốc gia có hệ thống an ninh 24/7. Cảnh sát có mặt khắp nơi, chủ yếu điều khiển giao thông hoặc chỉ đường cho khách du lịch.
Bên cạnh đó, dù nhỏ bé nhưng vùng đất giàu có này lại rất phát triển nhờ 2 ngành kinh tế trọng điểm là du lịch và sòng bạc. Khi đặt chân tới Monaco, du khách sẽ khám phá được nhiều điều thú vị mà không phải đâu cũng có.
Dù nổi tiếng với những sòng bạc, nhưng công dân bản địa bị cấm đánh bạc. Bởi vậy, thế giới sòng bạc chỉ dành trọn vẹn cho du khách quốc tế và cư dân ngoại quốc.
Monte Carlo là khu vực "hào nhoáng" nhất tại Monaco với rất nhiều khách sạn 5 sao, cửa hàng thời trang cao cấp và sòng bạc Monte Carlo nổi tiếng. Chi phí thuê phòng tại đây đắt đỏ. Ví dụ như phòng hạng sang tại khách sạn Paris de Paris với hồ bơi riêng có giá khoảng 35.000 bảng Anh/đêm (hơn 1 tỷ đồng).
Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng ở châu Âu
Một nhân viên tại khách sạn Paris de Paris tại Monaco tiết lộ, đây là nơi những vị khách siêu giàu được đáp ứng tất cả những yêu cầu, kể cả "khó chiều".
Theo nhân viên này, một vị tỷ phú người Nga mê món sushi do đầu bếp của khách sạn tới mức thường cùng vợ từ thủ đô Moscow tới đây bằng chuyên cơ riêng để thưởng thức.  
Vào dịp cuối tháng 9 hàng năm, quốc gia này tổ chức triển lãm du thuyền, thu hút hàng chục nghìn người trong ngành này cũng như khách mua và khách tới thuê. Tổng giá trị các du thuyền trưng bày tại cảng lên tới vài tỷ USD.
NN (theo dantri)

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)