Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh “hiến kế” giảm thiểu TNGT

Tạp Chí Giáo Dục

Nhn thy s bt tin và nguy cơ tim n tai nn giao thông do đèn pha t xe ô tô, xe máy, nhóm hc sinh (HS) Trưng THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nng đã sáng chế ra “thiết b cm biến đèn pha xe thông minh”.


Nhóm HS xut sc giành gii nht Cuc thi sáng to công ngh dành cho HS THPT U-Invent

Đề tài xuất sắc đạt giải nhất Cuộc thi sáng tạo công nghệ dành cho HS THPT U-Invent, năm 2020 do Học viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (ĐH Đà Nẵng) phối hợp với Sở KHCN Đà Nẵng tổ chức… Đây là năm thứ 3 liên tiếp cuộc thi được tổ chức, là sân chơi thú vị và bổ ích cho các HS THPT toàn thành phố tham gia sáng tạo KHCN, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

 Nhóm HS trên gồm Phan Quốc Lê, Võ Khang (cùng là HS lớp 10A4), Lê Tăng Phú Quý (HS lớp 10A5) và Lưu Nguyễn Ngọc Nhi (HS lớp 10D1). Ngọc Nhi – trưởng nhóm cho biết, theo tìm hiểu, nhóm thấy ô nhiễm ánh sáng là loại ô nhiễm đã gây ra nhiều tai nạn không đáng có nhưng lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm và chưa có nhiều sáng kiến phát minh giải quyết các vấn đề liên quan, vì vậy đưa ra ý tưởng và thực hiện đề tài này là nhóm muốn góp một phần nhỏ để làm giảm ô nhiễm ánh sáng, hạn chế tai nạn giao thông (TNGT).

Theo phân tích của nhóm cho thấy, thông thường xe ô tô, mô tô có hai chế độ đèn pha và đèn cốt. Tùy vào tình hình giao thông trên đường mà người điều khiển xe sử dụng hoặc thay đổi hợp lý giữa 2 chế độ đèn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức về điều này. Khi có 2 xe ô tô đi ngược chiều vào ban đêm, việc một trong 2 xe sử dụng sai chế độ đèn làm người điều khiển xe ở phía đối diện bị chói mắt, dễ dẫn đến hiện tượng mù tạm thời, ảo giác. Đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều vụ TNGT nghiêm trọng.

“Trên thực tế, cả 4 thành viên nhóm đều đã gặp phải tình huống khó chịu này khi ngồi ở ghế phụ, ghế sau của xe ô tô. Đồng thời, vài thành viên nhóm cũng tham gia giao thông với phương tiện là xe đạp hoặc xe điện và đã gặp phải ánh đèn pha xe, bị chói mắt, mất kiểm soát tầm nhìn. Từ đó, tụi em nghĩ rằng điều này chắc hẳn đã gây ra nhiều vụ TNGT không đáng có. Vì thế, nhóm thực hiện dự án “Thiết bị cảm biến đèn pha xe thông minh” nhằm thông báo cho người điều khiển xe ô tô nếu phía trước có phương tiện sử dụng đèn pha xe không hợp lý, gây nguy hiểm để họ có thể đưa ra phản ứng kịp thời, giải quyết tình huống như: giảm tốc độ hoặc tránh né và cảnh báo cho xe đối diện điều chỉnh chế độ đèn”, Nhi nói.

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm đã sáng tạo ra một thiết bị nhỏ gọn gắn ngoài xe ô tô (không tác động đến cơ chế nền tảng của xe). Thiết bị sử dụng tích hợp các loại cảm biến để nhận biết từ xa vào buổi tối nếu có xe đi ngược chiều (so với xe có lắp đặt thiết bị) và xe đó đang sử dụng đèn pha thì thiết bị sẽ phát cảnh báo cho tài xế, đồng thời cảnh báo cho người lái ở xe đang đi ngược chiều qua hệ thống đèn Led được thiết kế đặc trưng. Từ đó, tài xế nhận biết trước được đèn pha, chủ động xử lý điển hình như giảm tốc độ, đồng thời cảnh báo giúp người lái xe đối diện biết rằng họ đang sử dụng đèn xe không hợp lý để có thể điều chỉnh đèn pha thành đèn cốt. Như vậy vừa giúp hạn chế TNGT và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ánh sáng.

“Tham gia cuộc thi, tụi em còn được các giảng viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh hướng dẫn, đặt những bước nền đầu tiên trong việc hiện thực hóa ý tưởng của mình thành dự án cụ thể. Thông qua cuộc thi, các thành viên đã có nhiều thay đổi tích cực, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô cũng như các bạn cùng tham gia cuộc thi. Nắm bắt thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực hành, biết thêm về quy trình thực hiện một dự án nghiên cứu cũng như học được kỹ năng thuyết trình, cách quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống”, các thành viên nhóm chia sẻ thêm.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)