Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bạn trẻ đưa thổ cẩm Việt ra quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Bng tình yêu văn hóa và khát khao đưc duy trì và phát trin di sn văn hóa ca dân tc, mt nhóm bn tr đến t nhiu trưng ĐH như: ĐH Khoa hc T nhiên (ĐHQG TP.HCM), Full Bright, RMIT… đã nung nu ý tưng làm sng li hoa văn th cm ca dân tc thiu s – cng đng mình tng sng cùng trong thi niên thiếu.


Trưng nhóm Phan Văn Quyn (trái) ti Din đàn thanh niên quc tế UNESCO

Điều đặc biệt mà các bạn trẻ đã làm được là tạo ra thư viện số thổ cẩm, với phương pháp mỹ thuật hóa bằng ứng dụng Adobe Illustrator từ hình ảnh chụp thực tế của những tấm thổ cẩm, giữ lại nguyên vẹn kiểu dáng, nét dệt và màu sắc của các hoa văn truyền thống rồi được lưu trữ và miễn phí cho cộng đồng sử dụng.

To thư vin s bo tn th cm

18 năm sinh sống tại vùng đất Bảo Lộc, Lâm Đồng – nơi mà xung quanh là các bản làng của người dân tộc thiểu số Mạ, K’Ho… Phan Văn Quyền (trưởng nhóm) chứng kiến rõ sự mai một từng ngày của di sản văn hóa hoa văn thổ cẩm bởi những thách thức của quá trình toàn cầu hóa, dẫn đến thị trường các sản phẩm cũng như nghề thổ cẩm cũng đang dần bị mai một. Bên cạnh đó, vải hoa thổ cẩm dần bị mất chất với những cách tân quá đà của công nghiệp may mặc hiện đại, tạo nên những khoảng cách giữa một di sản văn hóa lâu đời với giới trẻ. Trong khi đó hoa văn thổ cẩm là một trong những giá trị văn hóa, là chất riêng, bản sắc riêng và là báu vật của 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S, Việt Nam. Nhưng hiện tại các hộ dân thiểu số đã dần cất đi khung dệt của mình, những người trẻ thì không còn quan tâm đến những giá trị văn hóa này nữa. “Em luôn nhớ đến một câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ hội văn hóa thổ cẩm năm 2019: “Làm sao từ nay quà tặng của Thủ tướng và các vị lãnh đạo khi gặp các vị khách quốc tế trong các chuyến công du là các sản phẩm thổ cẩm từ 54 dân tộc anh em”. Câu nói đó cùng với thực trạng đang xảy ra đối với thổ cẩm đã thôi thúc em muốn làm một điều gì đó cho quê hương, xứ sở” – Phan Văn Quyền tâm sự.

Từ ý tưởng được nhen nhóm trong suy nghĩ, chàng trai trẻ này đã quyết tâm bước vào cuộc hành trình không hề đơn giản. Nhưng may thay, Quyền đã tìm được những người bạn đồng hành cùng với mình. Các bạn đều ở độ tuổi rất trẻ, có bạn là sinh viên, bạn đã tốt nghiệp ĐH, bạn thì còn học sinh nhưng những trái tim này đều có cùng chung nhịp đập và đều có chung lòng khát khao được cống hiến sức mình cho quê hương đất nước, góp phần bảo tồn và phát triển hoa văn thổ cẩm – di sản văn hóa đang dần bị mai một.


Các thành viên ca d án Ethnicity trong mt chuyến thc tế ti tnh Lâm Đng

Năm 2018, dự án Ethnicity có nghĩa là yếu tố dân tộc gắn liền với hơi thở thành thị đã ra đời. Để thực hiện được dự án này, các thành viên phải khảo sát, nghiên cứu những hoa văn trên thổ cẩm của người dân tộc thiểu số, vẽ lại bằng phần mềm đồ họa và phát triển thành một thư viện số – nơi mọi cộng đồng có thể sử dụng chúng và quảng bá về vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể này. Đây cũng là thư viện số đầu tiên tại Việt Nam có chức năng bảo tồn, quảng bá, phát triển các họa tiết hoa văn thổ cẩm.


Ngưi dân tnh Lâm Đng h tr các bn tr thc hin d án Ethnicity

Sau khi hoàn thành xong thư viện hoa văn thổ cẩm của người Mạ và K’Ho, nhóm đã bắt đầu kết nối với các chủ sở hữu doanh nghiệp in ấn, các nhà hàng, các quán cà phê, các nhà thiết kế nội thất… để truyền tải xu hướng thiết kế mới dựa trên những giá trị di sản văn hóa của thổ cẩm. Điển hình như việc in hoa văn lên bookmark mà nhóm đang sở hữu để làm phần quà cho các mini game trực tuyến của dự án, hay vòng tay thổ cẩm do chính người dân tộc thiểu số tại Làng dệt thổ cẩm K’Long (Đức Trọng, Lâm Đồng) sản xuất để làm quà lưu niệm trong các chuyến đi trao đổi văn hóa. Kết quả khả quan của dự án là các thành viên đã cho hoạt động trên ba nền tảng xã hội: Website, Facebook, Instagram và ra mắt được 4 thư viện số. Thời gian sắp tới, nhóm dự án sẽ hoàn thiện trọn bộ thư viện số với 200 hoa văn thổ cẩm gốc được mỹ thuật hóa với hai phiên bản dệt và pixel, 70 hoa văn phát triển với hai phiên bản vuông và đặc biệt, 30 bộ hoa văn ứng dụng và 50 bộ hình minh họa đời sống của dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó các thành viên còn thu thập và nghiên cứu thêm các ý nghĩa của hoa văn thổ cẩm nhằm quảng bá vẻ đẹp tinh thần của di sản văn hóa này.

Đưa th cm Vit ra quc tế

“Nhóm mong mun kết ni vi mt s trưng đi hc, cao đng trong đa bàn TP.HCM đ gii thiu v thư vin s Ethnicity, góp phn nâng cao nhn thc ca thế h tr đi vi nhng di sn văn hóa nưc nhà. Bên cnh đó nhóm cũng tiếp tc công cuc thu thp, nghiên cu và m thut hóa các hoa văn th cm ca nhng dân tc thiu s ca Vit Nam tiếp theo” – Phan Văn Quyn cho biết.

Nhớ lại những ngày đầu, các thành viên gặp vô vàn khó khăn khi thực hiện dự án, có những lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc do thiếu thông tin trong việc tiếp cận, nghiên cứu, tìm nguồn tài liệu tin cậy về ý nghĩa hoa văn thổ cẩm, lịch sử văn hóa những dân tộc thiểu số… “Khác với việc nghiên cứu các vấn đề về tự nhiên, thường có quy luật và nguồn tài liệu dồi dào làm cơ sở, việc nghiên cứu lĩnh vực này vốn không có nhiều nguồn đề cập. Chúng em phải thực nghiệm, khảo sát từ điều ít ỏi mình biết. Thêm nữa, khoảng cách ngôn ngữ hiểu về hoa văn bị hạn chế cũng là những khó khăn không nhỏ” – một thành viên nhớ lại. Nhưng cũng nhờ khó khăn đó mà các bạn trẻ đã gặt hái được những thành công ban đầu. Cuối năm 2018, khởi đầu cho tất cả – dự án Ethnicity vinh dự được chọn là một trong 10 dự án trong khối ASEAN được trình bày với nguyên Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2018. Tiếp đến vào tháng 4-2019, Ethnicity được quỹ ASEAN đề cử trở thành thành viên của Social Innovation Warehouse. Tháng 6-2019, Quyền đại diện nhóm đã đưa dự án đến với thế giới qua Diễn đàn thanh niên quốc tế UNESCO tại Trung Quốc. Ngay sau đó dự án cũng xuất hiện tại phiên họp của Ủy ban Di sản Thế giới lần thứ 43 tại Baku, Azerbaijan. Tháng 8-2019, sau quá trình đào tạo, dự án Ethnicity chính thức có mặt trên trang website của Social Innovation Warehouse – một kho lưu trữ và quảng bá trực tuyến các dự án xã hội tiềm năng của các nhà lãnh đạo trẻ được liên kết với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tháng 11-2019, Ethnicity giới thiệu tại Hàn Quốc trong cuộc thi Ý tưởng sáng tạo đổi mới Better Together Challenge 2019. Ở mỗi chương trình tham gia, thành viên Ethnicity đều mang dự án đi để thuyết trình và mang các sản phẩm của dự án làm quà tặng và quảng bá nét đẹp văn hóa thổ cẩm này. Dự án cũng tận dụng bạn bè quốc tế để tham khảo ý kiến, chia sẻ câu chuyện và lắng nghe nhận xét của các bạn về tính khả thi của dự án khi sử dụng phương pháp bảo tồn số hóa khác hẳn so với các cách truyền thống khác. Qua đó nhóm dự án nhận được nhiều gợi ý xây dựng, phát triển và định hình được vị trí của mình không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế.

H Trinh

Bình luận (0)