Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Không chủ quan khi đề minh họa dễ

Tạp Chí Giáo Dục

Ngay sau khi B GD-ĐT công b đ minh ha ln 2 và quy chế tuyn sinh phc v cho k thi tt nghip THPT và xét tuyn ĐH, CĐ năm 2020, nhiu cán b qun lý giáo dc và giáo viên b môn cho biết nhng thay đi ca k thi s không nh hưng đến kế hoch ging dy và ôn tp cho hc sinh lp 12.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM) trong ngày đu tiên tr li trưng sau k ngh dài phòng chng dch Covid-19

Các thầy cô còn đưa ra lời khuyên, học sinh lớp 12 không nên chủ quan khi đề minh họa “dễ thở” mà cố gắng làm nên sự khác biệt cho bản thân bằng phương pháp học tập khoa học để chinh phục cả hai mục đích: Tốt nghiệp THPT và vào ĐH, CĐ.

Cn làm nên s… khác bit

Theo thầy Lâm Vũ Công Chính (giáo viên toán Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM), việc đề minh họa “dễ thở” dù phục vụ tốt mục đích xét tốt nghiệp nhưng tính phân hóa không cao khó có khả năng phân loại được học sinh, nhất là giữa học sinh khá, giỏi. Vì vậy, những học sinh có mong muốn xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nên có phương án lựa chọn theo nhiều hướng khác nhau như tham gia các kỳ thi riêng, xét tuyển bằng phương thức học bạ. Đặc biệt, ngay từ bây giờ các em cố gắng xây dựng kế hoạch học tập khoa học để có kết quả thật tốt, học bạ đẹp, qua đó tăng khả năng trúng tuyển.

Tương tự, thầy Phạm Hồng Quân (giáo viên vật lý Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM) nhận định, do kỳ thi chỉ còn tập trung vào một mục đích là xét tốt nghiệp nên mức độ phân hóa trong bài thi không quá cao. Đây được coi là “điểm thiệt thòi” cho học sinh khá, giỏi. “Đề dễ, học sinh càng không nên chủ quan trong việc học. Nếu như tính phân hóa không cao thì các trường ĐH, CĐ sẽ sử dụng kết hợp thêm những phương án riêng như bài luận, bài đánh giá. Do vậy, học sinh cần nỗ lực cố gắng học tập thật tốt”, thầy Quân lưu ý. Căn cứ vào nguyên tắc xét tuyển ĐH, CĐ mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, thầy Quân cho hay mùa tuyển sinh năm 2020, học sinh vẫn được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Đa phần các trường ĐH, CĐ vẫn sử dụng điểm thi tốt nghiệp trong phương án tuyển sinh bên cạnh một vài phương án khác. “Tức là dù thay đổi tên gọi nhưng cơ bản kỳ thi vẫn giữ nguyên như cũ. Điều quan trọng bây giờ là học sinh cần tập trung học và ôn tập, theo dõi và nắm bắt kịp thời đề án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ mà mình quan tâm để lựa chọn được nhiều phương thức xét tuyển phù hợp nhất”, thầy Quân cho biết thêm.

Trong khi đó, cô Trần Thị Thu Hương (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THCS-THPT Trí Đức, TP.HCM) khẳng định, với mục đích chính là xét tốt nghiệp nên bài thi đã làm giảm tính áp lực cho học sinh, đặt ra những yêu cầu đánh giá năng lực hết sức cơ bản. “Ở bộ môn ngữ văn, ngoài những kiến thức, yêu cầu cơ bản thì còn phải thể hiện chất riêng của mỗi học sinh – đó chính là tính phân hóa của bài thi”, cô Hương nói. Để bài thi có chất riêng, cô Hương cho rằng người học cần biết đào sâu trong suy nghĩ, chọn lọc thông tin trong quá trình học, đọc, tìm kiếm các chất liệu cho bản thân. Với mục tiêu xét tốt nghiệp, đề minh họa đã rất an toàn. Kiến thức đảm bảo vừa sức với tất cả đối tượng học sinh, vì vậy rất nhẹ nhàng, các dạng bài quen thuộc. Song, dù là đơn giản thì trong bộ môn ngữ văn, tính phân hóa của bài làm lại rất rõ rệt. Học sinh nếu có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, đọc nhiều, biết quan sát đời sống xung quanh thì hơi thở trong bài làm sẽ khác.

Từ phân tích này, lời khuyên được cô Hương đưa ra là ngoài kiến thức cơ bản, học sinh nên đọc nhiều, quan sát nhiều để có thêm những trải nghiệm cả trong trang sách và đời thực. Những trải nghiệm chính là dẫn chứng để làm nên sự khác biệt trong bài làm.

Nhà trưng và giáo viên phi ch đng, linh hot

Khi kỳ thi chỉ phục vụ mục đích chính là xét tốt nghiệp, việc xét tuyển ĐH, CĐ chỉ dành cho những học sinh có nhu cầu và với những trường ĐH, CĐ có nhu cầu. Song trong kế hoạch của các trường THPT, việc giảng dạy và ôn tập cho học sinh cuối cấp cơ bản không có gì thay đổi khi vẫn phục vụ 2 mục đích: xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ. “Nhà trường vẫn dạy và ôn tập cho học sinh hướng tới mục tiêu xét tuyển ĐH, CĐ của các em. Dù mức độ đề theo hướng “tăng dễ, giảm khó” nhưng ít nhiều vẫn có tính phân hóa để phân loại học sinh. Vì vậy, trong đề cương ôn tập cho học sinh, tính phân hóa này vẫn được các tổ bộ môn nhấn nhá theo ma trận đề”, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) chia sẻ.

“Nhà trưng vn dy và ôn tp cho hc sinh hưng ti mc tiêu xét tuyn ĐH, CĐ ca các em. Dù mc đ đ theo hưng “tăng d, gim khó” nhưng ít nhiu vn có tính phân hóa đ phân loi hc sinh”, cô Vũ Th Ngc Dung (Hiu trưng Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1, TP.HCM) nói.

Cô Dung cho biết thêm, do kỳ thi chỉ còn phục vụ một mục đích là xét tốt nghiệp nên càng đòi hỏi cao tính chủ động của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. Bởi đa số học sinh đều có nhu cầu xét tuyển ĐH, CĐ bằng điểm thi tốt nghiệp. Vì vậy, nhà trường và giáo viên cần chủ động đưa thông tin tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đến học sinh, tránh để các em hoang mang trong tìm kiếm thông tin. “Mùa tuyển sinh năm 2020 có những biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh, vì vậy việc phổ biến quy chế tuyển sinh một cách chính xác, kịp thời đến học sinh là điều rất quan trọng trong quá trình hướng nghiệp của mỗi trường ở thời điểm này. Bên cạnh giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, hiện tại nhà trường đã phân công một giáo viên tư vấn tâm lý có nhiệm vụ nắm bắt các thông tin tuyển sinh rồi phổ biến lại cho học sinh”, cô Dung cho biết.

Thầy Hoàng Gia Thành (Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Đức, Q.Tân Phú, TP.HCM) cũng khẳng định, việc thay đổi mục đích của kỳ thi song vẫn giữ gần như ổn định quy chế tuyển sinh không tác động quá nhiều đến quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh lớp 12. Song song với việc giảng dạy hoàn thành chương trình học kỳ II, nhà trường cũng tập trung ôn tập cho học sinh, giúp các em thích ứng với tính đa dạng của các hình thức xét tuyển. “Điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng để tuyển sinh nên dù đề thi dễ theo hướng xét tốt nghiệp thì vẫn có độ phân hóa”, thầy Thành nói.

Đặt trong bối cảnh hiện tại, thầy Thành cho rằng vai trò của nhà trường, giáo viên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ là truyền đạt kiến thức, đó còn là sự nắm bắt và định hướng thông tin đến học sinh. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trọng trách đặt lên vai các thầy cô, làm sao để học sinh của mình không hoang mang, nhưng cũng không chủ quan.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)