Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học tích hợp – dạy học phân hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi phát trin năng lc ng dng công ngh thông tin truyn thông (ICT), dy hc tích hp và dy hc phân hóa đang là xu thế ph biến ca giáo dc trên thế gii, đưc coi như đòn by cho chương trình giáo dc ph thông mi Vit Nam.

Theo tác gi, dy hc trong bt k thi đi nào giáo viên cũng gi vai trò quyết đnh cht lưng. Trong nh: Giáo viên Trưng THPT Trưng Vương (TP.HCM) hưng dn hc sinh trong mt tiết hc. Ảnh: Y.Hoa

Thế kỷ 21, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thế giới thay đổi nhanh chóng, tri thức hầu như vô tận, giáo viên được kỳ vọng phải định hướng vào công nghệ và phải thay đổi cách dạy truyền thống, chuyển từ vai trò người truyền thụ kiến thức sang người tổ chức các hoạt động học tập, tạo môi trường học tập cho người học.

1. Dạy học tích hợp bao gồm các dấu hiệu: thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp. Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng từ các môn học, lĩnh vực khác nhau, cần cho người học khi thực hiện các tình huống/nhiệm vụ học tập gắn với đời sống xã hội. Không ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ. Chú trọng hình thành ở người học năng lực tìm kiếm, sử dụng kiến thức mang tính mục đích rõ rệt để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. 

Dạy học tích hợp trong môn ngữ văn có thể thực hiện ở các quy mô, mức độ, cách thức khác nhau như tích hợp ngang (tích hợp liên môn), tích hợp dọc (tích hợp nội môn), dạy học theo chủ đề (tích hợp xuyên môn). Chẳng hạn ưu tiên tích hợp tri thức lịch sử trong dạy học tác phẩm văn chương về đề tài lịch sử dân tộc. Khích lệ, yêu cầu học sinh chuẩn bị những mẩu chuyện lịch sử kể đan xen trước, trong và sau bài học như là thủ pháp tạo tình huống có vấn đề, giải quyết vấn đề hoặc tổng kết vấn đề. Để giúp người học hiểu hết cảm hứng về khởi nghĩa Lam Sơn, về tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân Đại Việt trong hoặc sau giờ đọc hiểu văn bản “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi (lớp 10), giáo viên yêu cầu kể chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi – linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Khơi gợi thông tin kết nối hiểu biết thực tế của học sinh với tác phẩm là con đường giúp các em trở thành chủ thể sáng tạo trong tiếp nhận văn học. Khi phân tích hình ảnh hào hùng của đất nước trong khổ thơ cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi (lớp 10), thầy cô khơi gợi hiểu biết thông tin về hình ảnh thực, chất liệu trực tiếp từ chiến trường Điện Biên. Sau “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non” trong tiếng đại bác rền vang rung trời chuyển đất, các chiến sĩ của ta từ các chiến hào ào ạt xông lên như nước vỡ bờ, mình đầy bùn đất nhưng khi nhảy lên trên mặt đất, các anh hiện ra vẻ chói ngời trong ánh nắng. Hình ảnh thực trên chiến trường trở thành hình ảnh văn học có ý nghĩa khái quát tượng trưng cho đất nước – tượng đài đất nước sừng sững chói ngời trên cái nền của máu lửa, bùn lầy, đạn bom cày xéo. Dạy học theo chủ đề cũng là cách thức tích hợp hiệu quả giúp người học có khả năng huy động, vận dụng kiến thức tổng hợp từ nhiều môn học, nhiều lĩnh vực. Những kiến thức tổng hợp có khi hỗn loạn được phạm trù hóa, được chuyển hóa về vật chất. Tư duy khái quát, phản biện gắn với kiến thức thực tiễn cũng được hình thành từ dạy học theo chủ đề. Các chủ đề như: Hình tượng người lính trong văn học Việt Nam 1945-1975; hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu; biển đảo Việt Nam trong văn học; giáo dục lòng yêu nước và các giá trị lịch sử cho học sinh trong chương trình ngữ văn. 

2. Dạy học phân hóa là chiến lược dạy học dựa trên nhận thức giáo viên về nhu cầu, hứng thú và cách thức học của từng cá nhân người học, khác với dạy học đại trà nội dung và cách dạy chủ trương áp dụng cho số đông. Những dấu hiệu cơ bản của dạy học phân hóa như: Sự quan tâm có hệ thống dành cho người học có đa dạng các nhu cầu đặc biệt; điều chỉnh nội dung kiến thức để đáp ứng năng lực, kinh nghiệm và hứng thú của người học. Tổ chức nhiều hình thức dạy học, cách học chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học giúp học sinh đạt được mục tiêu. Khuyến khích người học chứng minh hiểu biết của mình theo nhiều cách có ý nghĩa. Tôn trọng sự đa dạng trí tuệ trong môi trường học tập dựa vào nhu cầu và năng lực người học.

Các chiến lược dạy học phân hóa môn ngữ văn nhằm phát triển đa trí tuệ trong lớp học như kể chuyện, làm thơ, bình thơ, thuyết minh, đóng vai, viết bản tin, mô phỏng, sân khấu hóa tác phẩm văn học, nhóm hợp tác, các liên kết cá nhân với thông tin trong văn bản đọc hiểu, các hoạt động đạt mục đích, xây dựng ý tưởng, thiết kế ý tưởng, tổ chức thực hiện ý tưởng. Phát triển năng lực ứng dụng ICT: Các phương tiện ICT không phải là nhân tố quan trọng nhất nhưng nếu biết cách khai thác ưu thế và ứng dụng ICT một cách sáng tạo trong dạy và học thì hiệu quả do chúng mang lại sẽ là rất lớn. Trong thế giới kỹ thuật số, người giáo viên phải định hướng vào công nghệ và chịu trách nhiệm không chỉ với việc dạy của mình mà còn với việc học của trò. Dạy học sinh cách học để tự học suốt đời. Mối quan tâm của nhà trường chuyển từ “Làm thế nào sử dụng ICT?” sang “Học sinh học như thế nào khi sử dụng ICT?”.

Dạy học ở bất kỳ thời đại nào giáo viên cũng giữ vai trò quyết định chất lượng, vì chính họ là người thực hiện chương trình. Từ hệ thống lý luận về khoa học giáo dục đến thực tiễn nhà trường đều cho thấy mọi sự tiến bộ của chương trình, sách giáo khoa, điều kiện dạy học… đều khó phát huy hiệu quả nếu thiếu đội ngũ giáo viên giỏi. Một nhà cải cách giáo dục đã khẳng định: “Tại nơi đã có bất kỳ cái gì đang tăng trưởng thì một người dạy học có giá trị bằng hàng ngàn nhà cải cách”. Bởi vậy, việc đổi mới đào tạo giáo viên ngữ văn theo định hướng ứng dụng, phát triển năng lực nghề là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.

PGS.TS Lê Th Phưng
(Trưng ĐH Hng Đc)

 

Bình luận (0)