Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dạy chữ giữa cù lao

Tạp Chí Giáo Dục

Khó khăn, thiếu thn và c ni cô đơn nhưng vn không qut ngã đưc tinh thn và trách nhim ca mt đi ngũ nhà giáo bn b gn bó vi cù lao Phú Thun – nơi đu sóng ngn gió ca huyn biên gii Hng Ng, tnh Đng Tháp.

Cô Tiếm đang chăm sóc cho thy Khanh

Ch mc trên cù lao Phú Thun

Là người con sinh ra và lớn lên trên vùng đảo cách biệt với cả một thế giới đất liền, cô Trần Thị Tiếm – nguyên Hiệu trưởng Trường TH Phú Thuận A vẫn thừa nhận đây là nơi “khỉ ho cò gáy” người dân phải chịu nhiều bất tiện trong việc đi lại và thiệt thòi trong cuộc sống mưu sinh. “Hồi đó cù lao chưa có trường cấp 3, con em nơi đây muốn đi học phải đi đò qua sông Tiền về thị trấn Hồng Ngự mới mong kiếm được con chữ”. Qua lời kể của cô giáo già, chúng tôi mới biết học sinh nơi đây qua thị trấn làm giàu chữ nghĩa không ở nhà trọ của dân như các vùng khác mà rủ nhau dựng lều ngay ngoài đồng để học, nếu hình dung chẳng khác gì cảnh lều chõng của các môn sinh trong tác phẩm để đời của Ngô Tất Tố. Thầy giáo Cao Thành Đon – GV Trường THCS Phú Thuận vẫn không quên ngày theo bạn vượt sông đến lớp: “Chúng tôi dựng những căn lều ngay giữa đồng, lấy 2 tấm vàm trên thuyền che làm mái ở tạm. Đứa nào cũng có 1 chiếc đèn bão để chống gió thổi hun hút giữa đồng để học suốt đêm”. Theo thầy Đon, sau 3 năm học nhóm bạn cù lao từ 20 chỉ còn lại 4 người có được tấm bằng tốt nghiệp lớp 12 trong tay. Đây chính là nỗi trăn trở của anh và những người bạn sau khi học xong khóa 7 Trường CĐSP Đồng Tháp, không cần phải phân vân, tất cả đã tình nguyện trở về làng đi dạy. Thế nhưng những người thầy bản địa như Đon vẫn không lấp đầy khoảng trống quá lớn trong biên chế của các trường phổ thông ở vùng trũng giáo dục như Phú Thuận. Nhiều lực lượng từ các nơi khác cũng về đây an cư lạc nghiệp. Thầy giáo Lê Quang Tánh không chỉ bỏ thị xã Sa Đéc lên đây dạy học mà còn “cắm rễ” với cù lao khi lấy vợ người địa phương này: “Hồi đó mình cứ nghĩ dạy xong nghĩa vụ 3 năm thì về quê nhưng địa phương mở trường GV đã thiếu lại càng thiếu bỏ đi không đặng”. Không chỉ dạy văn, anh còn choàng luôn môn sử nên bây giờ trở thành thầy giáo dạy sử trên đất cù lao 30 năm nay.

Đó cũng là duyên nghiệp của cô giáo Phạm Thị Phi Yến, người con của huyện Lấp Vò sau khi ra trường phải chấp nhận cảnh “thuyền theo lái” về tận cù lao giáp tỉnh An Giang để bắt đầu một cuộc đời mới: “Ngày tôi về Phú Thuận dạy học, ba mẹ buồn lắm vì biết tôi sẽ chịu nhiều thiệt thòi vì phải lấy chồng xứ xa. Lần đầu qua 2 con đò sông rộng mênh mang tôi cũng cảm thấy tủi thân vì tương lai phía trước cũng mênh mông như con nước không biết bến bờ nơi đâu”. Hạnh phúc sau đó thật sự đã đến với cô giáo trẻ khi được gia đình chồng yêu thương, 2 cậu con trai ngoan học giỏi lớn lên trở thành công dân chính thức của vùng cù lao sông nước.

Còn đó nhng thit thòi cho nhà giáo

Nhìn thấy các em có thêm con chữ, không phải lặn lội qua đò đi học như bao người dân nơi đây, cô Phi Yến cảm thấy mình cùng đồng nghiệp làm nên những điều kỳ diệu cho việc nâng cao dân trí cho nơi đầu sóng ngọn gió của tỉnh nhà. Như cây lúa, cây rau, từng con chữ qua bàn tay thầy cô tháng ngày đã mọc lên giữa cù lao Phú Thuận. Không chỉ tạo điều kiện cho chồng có thêm tấm bằng cử nhân rồi sau đó là học cao học của Trường ĐH Đồng Tháp, cô giáo Yến còn tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường và nhiều lần đoạt danh hiệu Viên phấn vàng của ngành GD tại địa phương. Đây cũng là nỗ lực của thầy giáo Nguyễn Văn Chiêm – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hồng Ngự 2 – cả gia đình gắn bó bao đời nơi đây. 20 năm đi dạy hầu như không có một ngày nào mà thầy không có những phút giây gắn kết với ngôi trường mà bây giờ thầy cô cũng là đồng nghiệp. Trường xưa đi học cũng là trường nay đi dạy, cả cuộc đời chỉ một lối đi. Những GV như thầy Đon, cô Yến, thầy Chiêm đã trở thành bến đậu vững chắc cho sự tồn tại bền vững của những ngôi trường vất vả mọc giữa cù lao đầy nắng gió.

Hc sinh Trưng TH Phú Thun A

Nhìn thy các em có thêm con ch, không phi ln li qua đò đi hc như bao ngưi dân nơi đây, cô Phi Yến cm thy mình cùng đng nghip làm nên nhng điu k diu cho vic nâng cao dân trí cho nơi đu sóng ngn gió ca tnh nhà. Như cây lúa, cây rau, tng con ch qua bàn tay thy cô tháng ngày đã mc lên gia cù lao Phú Thun.

Đồng lương ít ỏi, cuộc sống thiếu thốn luôn là mẫu số chung của đội ngũ nhà giáo. Nhờ mấy công ruộng mà gia đình thầy Chiêm có thêm nguồn lương thực cung cấp bền vững nồi cơm ngày ba bữa. Vợ chồng thầy Đon, cô Yến lấy công việc nuôi cá hương (cá giống) làm niềm vui. Ngày 3 bữa sau khi xong việc trường, họ lại chở nhau bằng xe máy ra mấy ao cá tra giống ngoài đồng bơm nước, cho chúng ăn, vệ sinh nguồn nước hầu như không lúc nào ngơi tay. Có mùa trắng tay nhưng có mùa bội thu nên ao cá đã trở thành hậu phương vững chắc để nuôi các con ăn học thành tài.

Sau 5 năm dạy ở trường sư phạm tỉnh, thầy Bùi Văn Khanh cũng bỏ phố về cù lao sinh cơ lập nghiệp. Có tay nghề vững, ngoài giờ dạy, thầy Khanh mở tủ đồng hồ hành nghề trong chợ Phú Thuận để làm “đòn bẩy” cho kinh tế gia đình. Cứ tưởng như vậy là gắn bó với bục giảng cho đến khi nghỉ hưu nhưng thật bất ngờ năm 2009 cơn tai biến đã quật ngã cơ thể khỏe mạnh của một thầy giáo vốn là cầu thủ bóng đá trong đội bóng công đoàn. Chưa kịp nghỉ hưu, cô giáo Trần Thị Tiếm phải buông bỏ giáo án để về chăm sóc chồng hơn 10 năm nay. Niềm vui lớn nhất của đôi vợ chồng này là sự thăm hỏi, động viên, giúp đỡ từ đồng nghiệp, học trò. “Nếu có kiếp sau, chúng tôi vẫn xin được làm nhà giáo…” – cô Tiếm chia sẻ!

Hương Thy

Bình luận (0)