Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ôn tập lý, hóa qua sự tích Tấm Cám

Tạp Chí Giáo Dục

Ly ý tưng t tác phm văn hc dân gian Tm Cám, các giáo sinh thc tp và hc sinh trong CLB Sáng to ca Trưng THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đã xây dng v kch “Tm Cám truyn sp k”. Đim đc bit ca v kch là nhng ngưi thc hin đã áp dng kiến thc lý – hóa đ va cng c li bài hc va to điu kin cho hc sinh có cơ hi áp dng lý thuyết môn hc vào thc tế.

Mt s thành viên CLB Sáng to đang thc hành thí nghim truyn nưc trong v kch

Vở kịch “Tấm Cám truyện sắp kể” bắt đầu từ nhân vật dì ghẻ sai Tấm đi xách nước cho Cám tắm. Tuy nhiên trong lúc này, Tấm lại đang nấu cơm nên không thể làm hai việc cùng một lúc. Trước sự hối thúc của dì ghẻ, Tấm nghĩ ra một cách đó là thực hiện việc truyền nước. Theo đó, Tấm lấy một sợi dây nối với 2 cốc thủy tinh (1 cốc đặt trên cao, 1 cốc đặt dưới thấp), sau đó dùng cốc trên (chứa nước) truyền xuống cốc dưới. Sợi dây đóng vai trò như ống nước, tuy mặt bên ngoài có khoảng cách nhưng nước vẫn truyền được là nhờ lực căng bề mặt sợi dây chiến thắng trọng lực của nước. Nhờ vậy, Tấm đã vượt qua ải thứ nhất. Thấy vậy, mẹ con Cám tiếp tục giấu đi cốc thủy tinh nhỏ của Cám, sau đó bắt Tấm phải đi tìm. Ở đoạn này, các thành viên trong CLB Sáng tạo thực hiện thí nghiệm làm cho chiếc cốc biến mất bằng cách lấy 3 cái cốc thủy tinh lớn, giống nhau, chứa dầu ăn ở cùng độ cao, sau đó đặt cốc của Cám vào một cốc chứa dầu ăn bất kỳ. “Do chiết xuất tuyệt đối của thủy tinh gần bằng chiết xuất tuyệt đối của dầu nên 2 môi trường này đồng chất. Như vậy tia sáng đi qua sẽ truyền theo hướng thẳng nên Tấm không tìm được chiếc cốc và bị dì ghẻ phạt”, cô Lan (giáo sinh thực tập môn lý) giải thích.

Tiếp tục vở kịch là dì ghẻ giao cho Tấm và Cám mỗi đứa 1 cái giỏ đi bắt cá. Tấm thì siêng năng nên đến bờ ruộng bắt cá, còn Cám lười biếng, trên đường đi đã ghé vào quán uống nước, vui chơi. Do trời quá tối, Tấm nảy ra ý nghĩ chế tạo chiếc đèn Lava chiếu sáng. Theo đó, Tấm đổ lần lượt dầu ăn và nước vào cốc thủy tinh trong suốt và chờ tách lớp, sau đó cho vài giọt phẩm màu vào và chờ lắng xuống đáy, thả thêm viên sủi vào cốc. Khi viên sủi vào trong nước, axit ascorbic và natri hiđrocacbonnat trong viên sủi sẽ phản ứng với nhau và tạo ra bọt khí nhìn cốc thủy tinh rất sáng và đẹp, có thể dùng trang trí trong nhà.

Sau khi có đèn, Tấm bắt được nhiều cá nhưng bị Cám lừa lấy sạch chỉ còn lại 1 con cá bống. Tấm ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm mang cá bống về nhà thả xuống giếng. “Chúng tôi đã áp dụng lực đẩy Ac-si-met để điều khiển cá bống ngoi lên lặn xuống bằng cách thả một lọ thủy tinh nhỏ (còn không khí), đính thêm miếng vải (tượng trưng cho cá bống) vào trong chai nhựa chứa nước. Ban đầu, vật sẽ nổi trên mặt nước. Khi dùng tay bóp vào chai, vật đó sẽ chìm xuống”, cô Lan cho biết. Ngoài ra vở kịch này còn có một số thí nghiệm khác như: thí nghiệm mưa vàng; tạo bong bóng khổng lồ; đốt nến… để góp phần giúp nội dung trở nên hoàn hảo hơn.

Thầy Huỳnh Ngọc Quý (giáo sinh thực tập môn lý) chia sẻ: “Trên lớp hạn hẹp về thời gian nên học sinh không có nhiều cơ hội để thí nghiệm. Do đó, chúng tôi đã kết hợp với nhau để tạo ra một không gian học tập và sáng tạo cho học sinh cũng như giúp các em được thực hành nhiều hơn”.

Kiu Khánh

 

Bình luận (0)