Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Có nên học toán nhiều?

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 9-12-2018, nhân Ngày hi toán hc Vit Nam t chc TP.HCM, Trưng ĐH Sài Gòn t chc mt bui ta đàm vi ch đ: Hc toán đ làm gì? Bui ta đàm trên có s tham d ca nhng ngưi thy hàng đu v toán hc ca Vit Nam…


Giáo viên dy toán trc tuyến trong đt dch Covid-19 năm hc 2019-2020 (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Đọc qua một lượt chia sẻ của các thầy, tôi thấy bản thân các thầy sau hơn nửa đời người dạy toán vẫn loay hoay với câu chuyện: Toán học rất tuyệt vời, rất quan trọng, các thầy rất mê toán, nhưng làm sao để khuyến khích tất cả mọi người cũng mê toán như các thầy? Đây là câu hỏi chung cho tất cả những người yêu toán và đang làm công tác giảng dạy toán. Đa số những người này cho rằng người học do thiếu nhận thức về toán học, về tầm quan trọng của toán học nên thiếu đam mê học toán, không xem toán là công cụ hỗ trợ cho mọi hoạt động của cuộc sống. Trong khi đó, những người mê toán, dạy toán đã bao giờ tự hỏi rằng: “Cái mà chúng ta đang gọi là toán học” đó có gì hấp dẫn không, có lợi gì cho cuộc sống thực tế không, có giúp cho người học tạo giá trị cho cộng đồng và có tiền trả về không?, hay chỉ đơn giản là thứ để chúng ta tự sướng với nhau? Phải chăng bản thân nội dung toán học mà chúng ta đang nghiên cứu và giảng dạy có vấn đề gì không? Hay chúng ta tự cho rằng toán học hiện nay như bông hoa tuyệt đẹp rồi, trách nhiệm của người học là phải khám khá ra vẻ đẹp của bông hoa đó để mà ngửi, mà ngắm? Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ trình bày quy trình hình thành nội dung toán học và các bài toán, thứ quan trọng nhất tạo ra sự hấp dẫn hay chán ghét trong lòng người học đối với toán.

Dy và hc toán M, Singapore

Ở Mỹ và Singapore, trong mấy chục năm gần đây, việc hình thành nội dung toán, các bài toán và cách dạy – học toán đi theo quy trình 4 bước: Bước 1, quan sát các tình huống thực tế và phát hiện ra vấn đề cần giải quyết. Bước 2, tìm kiếm một mô hình toán học thể hiện được bản chất của vấn đề thực tế đó. Bước 3, giải quyết mô hình toán học trên và tìm ra đáp án. Bước 4, áp dụng kết quả có được vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề.

Mọi nội dung toán học, mọi bài toán từ lớp 1 đến lớp 12 và cả ĐH đều được phát triển theo quy trình 4 bước như trên. Do vậy, mọi bài toán được phát biểu dưới dạng một tình huống thực tế (họ gọi là word problem) và trông nó chẳng có gì là toán học cả. Đứa trẻ học những bài toán kiểu này tất nhiên vẫn phải rèn luyện kỹ năng giải toán, nhưng có 2 kỹ năng quan trọng hơn: thứ nhất là khả năng tìm ra mô hình toán học phù hợp áp dụng vào tình huống thực tế có vấn đề; thứ hai là khả năng áp dụng kết quả có được vào giải quyết vấn đề mang tính thực tế.

Dy và hc toán Vit Nam

Quay lại quy trình 4 bước hình thành một bài toán ở trên, Việt Nam đang làm thế nào? Chúng ta chỉ giữ lại 2 bước giữa (2 và 3). Ra bài toán và yêu cầu học sinh giải bài toán đó cho ra kết quả. Các nhà toán học, thầy cô giáo dạy toán căn cứ những bài toán có sẵn trong các loại sách, rồi tìm cách thêm bớt giả thiết, kết luận, đặt ra vô số những bài toán khác nhau với độ khó tăng dần để thách thức, đánh đố học sinh của mình thông qua: kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT… Trong khi, những bài toán được đặt ra đó không hề được sử dụng để mô hình hóa cho bất kỳ tình huống có vấn đề nào đó trong thực tế cuộc sống đầy sôi động. Những bài toán khô khan, trống rỗng, lý thuyết suông như vậy làm sao hấp dẫn người học được. Chúng ta biến những đứa trẻ trở thành thợ giải toán lý thuyết thuần túy. Học sinh giải toán giỏi, nhưng các em chả biết sử dụng kỹ năng đó để làm gì và chẳng tạo ra được bao nhiêu giá trị cho cộng đồng. Nếu chúng ta cứ tiếp tục như vậy thì chúng ta không chỉ làm hại đến các thế hệ học sinh mà còn làm hại chính con em mình, những đứa trẻ do chính mình đẻ ra và nuôi dạy trong ngôi nhà của mình.

Nguyn Bá Phong
(nguyên ging viên khi chuyên Trưng  ĐH Vinh)

Bình luận (0)