Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Đào tạo nghề theo mô hình KOSEN

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi mô hình đào to ngh kép ca Đc, mô hình KOSEN ca Nht Bn đã và đang đưc nhiu trưng ngh trên thế gii áp dng, trong đó có Vit Nam. Mô hình này tiếp nhn hc sinh sau tt nghip THCS và đào to trong vòng 5 năm đ cp bng CĐ.

Sinh viên Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong gi hc thc hành

M rng cơ hi vic làm

TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB&XH) cho biết chính sách đào tạo nghề của Nhật Bản thể hiện rõ sự phân luồng sau trung học, đặc biệt với mô hình đào tạo KOSEN hiện nay, học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề và kết thúc quá trình học sẽ sở hữu tấm bằng có giá trị để dễ dàng tìm việc.

Mô hình KOSEN có tính mở cao trong hệ thống giáo dục. Người học vào học trình độ CĐ từ sau THCS hoặc sau tốt nghiệp THPT. Nếu đã tốt nghiệp THPT vào hệ thống KOSEN thì được học từ năm thứ 4. Sau khi tốt nghiệp 5 năm ở trình độ CĐ, người học vào học năm thứ 3 của ĐH hướng hàn lâm hoặc học thêm 3 năm nữa ngay tại trường KOSEN để lấy bằng ĐH. Bằng ĐH của KOSEN như bằng của trường ĐH hàn lâm về trình độ. Sau khi học xong ĐH ở KOSEN, người học có thể tiếp tục vào học thạc sĩ, tiến sĩ để đáp ứng yêu cầu của người kỹ sư thực hành. KOSEN được thực hiện theo chương trình khung của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Tuy nhiên, các trường được quyền thay đổi 40% tùy theo điều kiện, đặc điểm của từng trường. Chương trình đào tạo gồm 2 phần: phần đào tạo chung và phần đào tạo chuyên môn nghề nghiệp. Trong 5 năm học, tỷ lệ học văn hóa giảm dần theo thời gian và ngược lại tỷ lệ học kiến thức chuyên môn tăng lên. Việc phát triển kỹ năng học tập được thực hiện qua 3 giai đoạn: học tập, trải nghiệm thực tế và giai đoạn thực hành. Mỗi giai đoạn đều có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ người học phát triển năng lực nghề nghiệp tốt nhất theo nghĩa tự do khai phóng trí tuệ, phát huy sáng tạo.

Tính đến thời điểm này, tổng số KOSEN ở Nhật Bản là 57 trường (51 trường cấp quốc gia, 3 trường công và 3 trường tư thục) và ước tính có khoảng 300 ngàn sinh viên tốt nghiệp KOSEN đang tích cực đóng góp cho cả ngành công nghiệp lẫn lĩnh vực học thuật như thiết kế, quản lý, nghiên cứu… ở Nhật Bản. Mô hình này được nhân rộng trên thế giới, không chỉ do KOSEN đưa ra chương trình đào tạo chất lượng cao mà còn do bằng cấp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất.

Đánh giá về chương trình KOSEN, bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) khẳng định: Chương trình KOSEN đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành, sáng tạo và đặc biệt là gắn kết với các ngành công nghiệp. Tham gia chương trình này, cơ hội việc làm của sinh viên rộng hơn. Tính hấp dẫn của KOSEN không chỉ ở chất lượng đào tạo mà sinh viên còn có cơ hội tự thể hiện mình.

Được biết, năm 2019, ngoài các chương trình đào tạo theo quy định hiện hành, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức còn tuyển sinh và đào tạo theo mô hình KOSEN. Theo đó, trường tuyển 30 chỉ tiêu đối với ngành công nghệ thông tin.

Cn nhân rng mô hình KOSEN

Đề cập đến mô hình KOSEN, TS. Lê Đình Kha (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) đánh giá cao năng lực thực hành đối với sinh viên học chương trình này. Tuy nhiên, mô hình KOSEN đòi hỏi giảng viên phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ cao và đặc biệt là có khả năng đảm nhiệm cả lý thuyết và thực hành.

TS. Vũ Xuân Hùng (V trưng V Đào to chính quy, Tng cc Giáo dc ngh nghip – B LĐ-TB&XH) cho biết hin nay ti Nht Bn, mt ngưi tt nghip ĐH ch có 2 nhu cu tuyn dng, trong khi đó mt ngưi tt nghip KOSEN có đến 30 nhu cu tuyn dng bi h đưc đánh giá là k sư có năng lc thc hành và tính sáng to.

Ở góc độ quản lý, TS. Vũ Xuân Hùng cho biết đây là mô hình có thể áp dụng tốt tại Việt Nam, vừa đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp, vừa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập.

Trong khi đó, TS. Phan Chính Thức (Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam) cho rằng để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài mô hình đào tạo nghề kép của Đức, các trường cần nhân rộng, thí điểm mô hình KOSEN. Song, mô hình này thành công hay thất bại còn phụ thuộc nhiều yếu tố như cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp… “Trong các giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp theo mô hình của nước ngoài, cần thiết phải xây dựng các trung tâm tài nguyên mở, huy động tối đa nguồn tài chính từ các doanh nghiệp; cơ quan quản lý Nhà nước chuyển vai trò kiểm soát sang giám sát; đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển sang áp dụng phương thức quản trị của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo, thí điểm đào tạo trực tuyến…”, TS. Thức nhấn mạnh.

Được biết, từ năm 2018, KOSEN đã có nhiều hoạt động tại Việt Nam như thành lập văn phòng đại diện, thành lập Hội Cựu sinh viên KOSEN tại Việt Nam và mở rộng mô hình thí điểm ở các trường CĐ. Trước đó (năm 2013), KOSEN đã hỗ trợ các trường ĐH-CĐ thuộc Bộ Công thương như Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, Trường ĐH Điện lực, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Công thương Huế…

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)