Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khẳng định vị thế bằng… tinh thần tự học

Tạp Chí Giáo Dục

Không hc trưng chuyên, lp chn nhưng bng tinh thn t hc, s cu tiến và n lc không ngng, nhng hc sinh “trưng làng” y không ch làm rng r ngôi trưng mình đang hc mà còn góp phn qung bá văn hóa Vit đến năm châu, khng đnh v thế ca ngưi Vit tr trong lòng bè bn quc tế

Nguyn Thành Thông (bên phi) và Phùng Đăng Khoa (th 4 t phi qua) cùng các bn quc tế

Đó là 3 học sinh của Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM – Phùng Đăng Khoa (12A7), Nguyễn Thành Thông (12A8) và Võ Thị Xuân Trinh (12A2). Các em đều là những “hạt nhân” hiếm hoi của thành phố, đại diện Việt Nam tham gia chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á năm 2017 và 2018. Cụ thể, Đăng Khoa và Thành Thông là hai trong số 7 đại diện của Việt Nam tham gia chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á năm 2017 tại Tokyo (Nhật Bản). Còn Xuân Trinh là một trong 9 đại diện của Việt Nam tham gia chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á năm 2018 tại Jakarta (Indonesia).

Dám th hin bn thân trưc nhng vn đ xã hi

Chia sẻ về bí quyết để “là người được chọn”, cả 3 đều cho rằng trước hết cần phải có một khả năng ngoại ngữ nhất định. Điều nữa không kém phần quan trọng là cần có sự tự tin, dám thể hiện quan điểm và chính kiến của bản thân trước những vấn đề xã hội. “Chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á đòi hỏi người trẻ phải có cái nhìn, quan điểm, cách giải quyết và bảo vệ quan điểm đó trước một vấn đề của xã hội. Trong năm 2017, vấn đề được chương trình đặt ra là vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Ngay tại Việt Nam, chúng em đã phải thể hiện rõ góc nhìn của bản thân về vấn đề này. Sau đó, tại Tokyo, vấn đề này tiếp tục được mang ra thảo luận nhưng ở góc nhìn rộng hơn”, Đăng Khoa cho hay.

Ở vấn đề ATTP này, tại Việt Nam, Đăng Khoa chọn tìm hiểu khu chợ tự phát ngay gần nhà, việc vệ sinh tay khi buôn bán thực phẩm chín, sống. Từ khảo sát của bản thân cùng những số liệu thống kê trước đó, Đăng Khoa đưa ra cảnh báo cho người tiêu dùng về vấn nạn mất vệ sinh ATTP tại những khu chợ tự phát, đồng thời đưa ra hướng giải quyết. “Để chấm dứt tình trạng này cần phải được “gỡ nút” ngay từ gốc rễ. Nhà nước có thể lập ra quỹ hỗ trợ người dân sản xuất những sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh ATTP. Quỹ này được xây dựng từ chính những siêu thị, những chuỗi cửa hàng tiện lợi, bao tiêu đầu ra cho người dân”, Đăng Khoa đề xuất.

Với Thành Thông, trước thực trạng này, em lại chọn góc nhìn về ATTP với các quán ăn lề đường tại Công viên Gia Định và xung quanh trường học. “Cực kỳ mất vệ sinh, nhiều khi họ ngồi bán ngay tại các bãi rác hay thức ăn chiên bằng dầu không đảm bảo chất lượng. Muốn dẹp được “sự nhức nhối” này cần phải tăng cường tuyên truyền ý thức cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học – đối tượng dễ dàng thay đổi nhận thức nhất”, Thành Thông chia sẻ.

Riêng Xuân Trinh, “cửa ải” đặt ra cho cô bạn trong chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á năm 2018 là chế độ ăn uống ở học sinh THPT. Theo Xuân Trinh, đây là vấn đề hết sức gần gũi với bản thân. Để làm rõ, em đã thực hiện một khảo sát nhỏ trên khoảng 50 học sinh tại trường cùng với thực tế bản thân và đưa ra nhận định: “Học sinh THPT thường ăn đủ 3 bữa nhưng với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thích gì ăn nấy, ăn không đúng giờ lâu dần dẫn đến hiện tượng đau bao tử”. Nguyên nhân của thói quen trên, theo Xuân Trinh là do lịch học dày đặc, đồng thời học sinh THPT chưa thật sự hiểu về chế độ dinh dưỡng. “Cải thiện vấn đề này cần có sự tác động đồng bộ từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nhất là việc tiếp cận qua mạng xã hội, tuyên truyền về chế độ ăn uống trong học sinh THPT”, cô bạn nêu vấn đề.

Góc nhìn ca nhà lãnh đo tr

Theo 3 “nhà lãnh đạo trẻ”, chương trình Nhà lãnh đạo trẻ châu Á không phải là dạy người trẻ cách làm lãnh đạo mà là trang bị cách tư duy, sáng tạo, cách nhìn nhận, giải quyết và xử lý các vấn đề đặt ra. “Chương trình tạo cơ hội cho chúng em làm việc với tất cả bè bạn trong khu vực châu Á. Các bạn, nhất là các bạn Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… rất giỏi khi có vốn kiến thức sâu rộng trước nhiều vấn đề tưởng như… rất xa xưa. Điều này giúp chúng em vừa học được kiến thức từ các bạn, vừa học được cách đóng góp, phản biện văn minh”, Xuân Trinh chia sẻ.

Tuy nhiên, chính cơ hội làm việc với “team, nhóm” đa quốc tịch lại đặt ra cho các em những thách thức không hề nhỏ, đặc biệt vấn đề “trung hòa những tích cách mang tự tôn dân tộc”. “Ngoài rào cản ngôn ngữ thì rào cản về bản sắc, tích cách của mỗi bạn đến từ mỗi quốc gia khác nhau cũng làm khó bất cứ “lãnh đạo trẻ” nào trong chương trình”, Thành Thông nhận định.

Dù đã từng làm lớp trưởng trong hai năm lớp 10 và 11, thế nhưng khi giữ vai trò nhóm trưởng của 9 bạn đến từ Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc trong chương trình, Xuân Trinh cho biết bản thân cũng hết sức lúng túng. “Khó nhất là liên kết các bạn lại với nhau, thống nhất các ý tưởng bởi mỗi bạn ở mỗi quốc gia lại có những nhận thức, nhìn nhận khác nhau trước mỗi vấn đề”, Xuân Trinh nói.

Còn với Thành Thông và Đăng Khoa, dù rất xuất sắc ở các vòng tuyển chọn trong nước nhưng khi ra đấu trường quốc tế, theo hai em, khó nhất vẫn là “thoát ra nỗi sợ cố hữu của bản thân để tự tin thể hiện mình”. Có rất nhiều ý tưởng nhưng đôi khi lại không dám nói nhiều. Bởi sợ khi nói ra các bạn sẽ cười khả năng của mình. Sợ tiếng Anh mình nói không chuẩn, sợ bị khớp…

Từ chính “nỗi sợ” và rào cản trong các chuyến đi, cả 3 đều cho rằng người Việt trẻ không hề thua kém bất cứ bè bạn nước nào trong khu vực và cả thế giới về nhận thức, kiến thức và nền văn hóa đáng tự hào. Có chăng chỉ là người Việt trẻ đang yếu các kỹ năng mềm, nhất là khả năng thể hiện bản thân mình trước đám đông.

Luôn không ngng t hc

Với cả 3 “nhà lãnh đạo trẻ”, tiếng Anh là vốn liếng không thể thiếu khi “bơi ra biển lớn”. Bằng niềm say mê với ngôn ngữ này, cả 3 đều luôn không ngừng tự học. Và để học tốt tiếng Anh, cần phải có một niềm yêu thích. Khi bạn đã thích thú rồi thì tự nhiên bạn sẽ ham học.

Đăng Khoa chia sẻ: “Không sợ sai là phương châm học ngoại ngữ của em. Theo đó, em luôn tìm đến những sự kiện giao lưu nước ngoài để rèn luyện, đặt bản thân vào thế bắt buộc để cải thiện”. Còn với Thành Thông, bí quyết để chinh phục tiếng Anh là tự học tại nhà. “Tiếng Anh quan trọng nhất là từ vựng. Chỉ khi nắm vững từ vựng thì bạn mới dễ dàng áp dụng vào ngữ pháp. Mỗi tuần em đặt ra cho bản thân học thuộc 10-20 từ mới. Mỗi khi nghe nhạc, xem phim bắt gặp những từ mới, em đều ghi nhớ lại. Sau mỗi tuần, tổng kết lại những từ mới đó, viết thành đoạn văn”, Thành Thông chia sẻ.

Em Võ Th Xuân Trinh ti Jakarta

“Nhìn thần thái khi nói tiếng Anh” là cách mà Xuân Trinh “hạ gục” môn ngoại ngữ. Cô bạn cho biết thường xuyên đứng trước gương để tập nói, rèn sự tự tin trong khi nói, nghe tiếng Anh bất cứ khi nào rảnh. “Để lan tỏa văn hóa Việt đến năm châu, để bè bạn quốc tế hiểu về Việt Nam, hơn ai hết chính người trẻ cần phải gánh vác trọng trách này. Và điều quan trọng nhất là cần phải nói được ngôn ngữ mà cả thế giới đang dùng”, Xuân Trinh bày tỏ.

Chia sẻ về các học trò của mình, thầy Phạm Văn Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh) cho biết các em là những “hạt giống” để khuyến khích học sinh trong trường tinh thần tự học, mạnh dạn thể hiện bản thân.

Quang Long

 

Bình luận (0)