Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đào tạo nhân lực logistics chuẩn hóa hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 12-2017, Ban Tư vn đào to ngành logistics (LIRC) ti Vit Nam đã đưc thành lp vi các thành viên là Tng cc GDNN, Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam (VCCI – TP.HCM), 6 trưng TC-CĐ ngh trên đa bàn TP.HCM và Đng Nai, Hip hi Doanh nghip (DN) dch v logistics cùng 8 DN hot đng trong lĩnh vc dch v logistics.

Sinh viên Khoa Qun tr kinh doanh ca Trưng ĐH Tôn Đc Thng theo hc chương trình Qun lý giao nhn vn ti quc tế trao đi v cơ hi vic làm ngành logistics

TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II, thành viên của LIRC) kỳ vọng trong thời gian tới LIRC sẽ có đóng góp nhiều hơn nữa trong quá trình định hướng xây dựng chương trình đào tạo nhân lực ngành logistics. Dù là ngành mới, song chất lượng đào tạo đã được DN đón nhận, một phần cũng nhờ LIRC kết nối hợp tác giữa các trường và DN, hỗ trợ bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên cùng cán bộ đào tạo tại DN. Đặc biệt là đã khảo sát các tiêu chuẩn cho một số nghề liên quan đến ngành logistics… Trong khi đó, bà Bùi Thị Ninh (Trưởng Văn phòng Giới sử dụng lao động – VCCI TP.HCM) cho biết đã có kết quả khảo sát tiêu chuẩn các nghề trong lĩnh vực logistics là nhân viên hành chính, nhân viên giao nhận, nhân viên nhà kho, giám sát nhà kho và nhân viên xếp dỡ hàng hóa tổng hợp. Theo bà Ninh, đa số các DN khảo sát đều đồng ý với nội dung tiêu chuẩn nghề APEC. Mỗi DN có tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên, một trong những tiêu chuẩn cơ bản được áp dụng cho các nghề là phải tốt nghiệp ĐH, kỹ năng tiếng Anh và tin học văn phòng luôn được yêu cầu khi tuyển dụng.

Ông Võ Thành Tân (Phó Chủ tịch VCCI Việt Nam) khẳng định sự ra đời của LIRC tại Việt Nam sẽ giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành logistics được chuẩn hóa, hiệu quả hơn. Thông qua Ban LIRC, các DN cùng Hiệp hội DN có thể đóng góp tích cực và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng việc chia sẻ các thông tin liên quan đến xu hướng của ngành, nhu cầu về nguồn nhân lực, các kỹ năng mà DN cần cho từng giai đoạn. Từ đó các nhà hoạch định chính sách có cơ sở xây dựng các chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp, các trường xây dựng được chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của DN. “Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả của công tác đào tạo và giảm rất nhiều chi phí cùng lãng phí của các bên liên quan. Đặc biệt với logistics, là một ngành liên ngành, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành sẽ góp phần đáng kể cho sự phát triển không chỉ cho riêng DN logistics mà còn giúp nâng cao tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam nói chung”, ông Tân nói.

Cũng theo ông Tân, để việc áp dụng rộng rãi mô hình này một cách hiệu quả và thực chất, cần rà soát và xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích sự tham gia của DN trong công tác đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo nghề cần chủ động hơn nữa trong việc hợp tác với DN, đặc biệt là chuẩn hóa chương trình và đội ngũ giáo viên đào tạo nghề sát với thực tế. Cần thay đổi nhận thức về nghề và đào tạo nghề, coi học nghề và lao động có kỹ năng là một trong những cơ hội nghề nghiệp nhiều tiềm năng và được coi trọng.

T.Anh

 

Bình luận (0)