Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Công dụng “tráng dương sinh tinh” từ quả óc chó

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo Đông y, hồ đào vị ngọt, tính ôn, không độc, bổ can thận, mạnh lưng gối, tư dưỡng, cường tráng, bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, hóa đờm, ôn phế, lợi tiêu, ích mệnh môn, chữa hư hàn.

Quả hồ đào tên là quả óc chó, có nhiều ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Nhiều bộ phận của quà hồ đào được dùng làm thuốc như nhân hạt, vỏ sấy khô… Theo Đông y, hồ đào vị ngọt, tính ôn, không độc, bổ can thận, mạnh lưng gối, tư dưỡng, cường tráng, bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, hóa đờm, ôn phế, lợi tiêu, ích mệnh môn, chữa hư hàn, hen suyễn, tăng sức chống rét.

Hồ đào được các y gia cho là loại quả “trường sinh bất lão”. Hồ đào giàu dinh dưỡng (1kg nhân hồ đà trứ sữa bò = 4kg thịt bò). Hồ đào cũng là vị thuốc bổ thận tráng dương, tốt cho cả nam và nữ.

Cháo hồ đào bổ thận dương, chữa lưng gối đau mỏi, hen suyễn táo bón, di mộng tinh.

Bổ thận chữa dương hư, lưng đau gối mỏi, hen suyễn (do thận hư) tân dịch khô, táo bón, tiểu nhiều lần, tình dục kém, di mộng tinh: hồ đào 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo tẻ loãng, xong cho hồ đào vào nấu tiếp cho đến khi cháo nổi vàng là được. Ăn nóng ngày 2 lần. Nếu thêm 10g lá hẹ sao thì tác dụng cường dương mạnh hơn.

Bổ thận, tráng dương ích tinh, bổ não. Chữa giảm trí nhớ hay quên, các bệnh gan, thận: nhân quả hồ đào 30g, khiếm thảo 30g, nếp 50g. Tất cả bỏ chung nấu cháo.

Già yếu phế thận hư suy với biểu hiện thở dốc, ngực sườn trướng, tức khó thở khi nằm, không ngủ được. Dùng bổ khí, dưỡng tâm an thần, cường dương, chữa di mộng tinh do nguyên khí hư nhược: hồ đào 5 hạt, nhân sâm 1,5g, gừng tươi 2 nhánh. Sâm và hồ đào tán bột, nước 250ml, đun kỹ uống trước khi đi ngủ. Chú ý không dùng cho người bị ho do cảm mạo.

Tình dục kém yếu, di mộng tinh, đi tiểu nhiều, đau lưng, chân gối yếu mỏi, nữ giới bị bạch đới nhiều, người già táo bón: hồ đào 60g, hẹ trắng 240g xào bằng dầu vừng. Ăn hàng ngày trong 15 ngày đến 1 tháng.

Bổ thận chữa đau nhức lưng khớp, tiểu tiện nhiều, suy nhược cơ thể:

– Nhân hồ đào với đỗ trọng sắc 3 bát lấy một bát. Xương sống lợn giã nát trộn với tỏi băm nhuyễn. Cho xương vào nước thuốc sắc, thêm nước để hầm nhừ xương. Ăn cái uống nước.

– Gà giò 1 con, câu kỷ 20g, hồ đào 20g, gia vị. Gà thái miếng ướp tỏi, tiêu, đường, muối, sao hồ đào, kỷ tử xào dầu vừng rồi cho gà vào tiếp cho chín.

Liệt dương: 150g hồ đào, 50g nhộng tằm. Rang hồ đào, xào nhộng tằm rồi cho hai thứ vào hấp cách thủy 2 tiếng. Chia 2 lần, ăn 2 ngày trước bữa cơm.

Bổ thận tráng dương: 250g hồ đào tán bột, 10 con tôm to tươi, lòng trắng trứng gà, dầu ăn, rượu vang, muối đường, hồ tiêu, bột nở, hành gừng… Tôm ướp gia vị, tẩm bột trứng, nhúng bột hồ đào để rán.

Kiện tinh chữa di mộng tinh: hồ đào cả vỏ lụa ăn lúc đói hoặc lấy vỏ lụa màng ngăn cách 12g, sắc uống.

Bổ thận tráng dương, ích tinh, bổ tủy, chữa liệt dương: nhân hồ đào 50g, rau hẹ 250g, dầu vừng, nước. Cho dầu vừng nóng, đảo rau hẹ (thái nhỏ), gia muối, xào chín. Khi ăn rắc nhân hồ đào lên, ngày 1 lần vào bữa cơm.

Bổ thận chữa thận hư đi tiểu nhiều, di tinh, suy nhược: nhân hồ đào 50g, khoai mài 500g, bột mì 500g mật ong, dầu vừng, muối. Củ mài hấp chín, ép vụn trộn bột mỳ, nặn thành bánh, rắc nhân hồ đào đem hấp chín. Dùng ăn bữa sáng.
Kiêng kỵ: Không dùng hồ đào cho người có nhiệt đàm, bốc hỏa mệnh môn. Dùng rượu quả hồ đào phải thận trọng vì cả hai đều nóng. Không dùng cho người bệnh phổi, ho khạc ra máu.

Theo SKĐS

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)