Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình “Chăm sóc sc khe tâm thn cho ngưi dân TP.HCM sau đi dch Covid-19” tr nên cp thiết như mt hành đng nhân văn, ý nghĩa ca chính quyn đi vi ngưi dân đã cùng TP vưt qua đi dch. Chương trình trin khai t tháng 7-2022 đến tháng 7-2024.


Bnh nhân nhim Covid-19 đưc tư vn tâm lý

Đại dịch Covid-19 xảy ra, các tổn thương tâm lý, thần kinh đối với người nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 đã được ghi nhận liên tục trong và sau dịch.

Tác giả Kazuki Matsumoto cùng cộng sự thực hiện tại Nhật Bản và Thụy Điển trên 763 bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhằm đánh giá về các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu và tổn thương căng thẳng sau sang chấn. Kết quả, khoảng 37% bệnh nhân xuất hiện các tổn thương tâm lý, rối loạn tâm thần hậu Covid từ nhẹ đến nặng; người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 có nguy cơ cao hơn từ 2,44 đến 3,48 lần so với người chưa nhiễm trong rủi ro mắc rối loạn tâm thần.

Tại TP.HCM, do sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh, hậu quả mà người dân TP phải hứng chịu là rất lớn, đặc biệt về mặt tinh thần. Các tổn thương về tâm lý, thần kinh được ghi nhận hàng loạt ở những người đã nhiễm Covid-19 ngay sau khi sóng dịch kết thúc. Tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, hụt hơi, ho, đau ngực, sương mù não, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm… đã được báo cáo xuất hiện trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 có triệu chứng từ nặng đến nhẹ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chương trình nghiên cứu, can thiệp về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP được tiến hành một cách toàn diện…

Theo đó, chương trình “Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM sau đại dịch Covid-19” ra đời với “sứ mệnh”: Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, người dân; Xây dựng mạng lưới nhân viên y tế, người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần và thực hiện chuỗi hành động điều trị thích ứng các di chứng; Hỗ trợ, thực hiện trị liệu cá nhân và nhóm gặp các rối loạn tâm thần; Nâng đỡ tinh thần cho nhóm người yếu thế như trẻ em, phụ nữ; Chăm sóc, phục hồi tình trạng sức khỏe tâm thần dành cho nhóm người làm việc ở tuyến đầu; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong triển khai các chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần phục hồi và thích ứng sau đại dịch.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con người luôn là nhu cầu cần thiết, không chỉ trong bối cảnh của đại dịch hay cuộc khủng hoảng nào đó. Và đây là thời điểm cần nhìn lại toàn bộ hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân; từ đó bổ sung những thiếu sót, khắc phục các hạn chế để chương trình thực hiện một cách đồng bộ và đạt hiệu quả.

Tiến sĩ Phạm Phương Thảo – Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Lê Văn Thịnh – cho rằng, tâm lý chung hiện nay vẫn nghĩ tư vấn tâm lý chỉ là tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình vì thế số lượng bệnh viện có bác sĩ tâm lý rất ít. Cụ thể toàn TP chỉ có các bệnh viện Tâm thần TP, Nhân dân 115, Đại học Y Dược TP, TP.Thủ Đức và 3 bệnh viện nhi có bác sĩ, chuyên viên tâm lý. Trong khi đó, bệnh nhân của bệnh viện thường gặp 4 vấn đề về sinh lý, nhận thức, cảm xúc, hành vi. Vậy nên nếu được điều trị song hành với tâm lý là điều rất tốt cho bệnh nhân. Hơn nữa, chăm sóc bệnh nhân không đơn thuần là chăm sóc thể chất mà cần toàn diện cả thể chất lẫn tâm lý, xã hội. Điều này đòi hỏi các bệnh viện đều phải có bác sĩ, chuyên viên tâm lý.

Hầu hết các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đều tâm đắc với mục tiêu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân, đòi hỏi cần phải làm càng nhanh càng tốt và phải làm cho hiệu quả, lâu dài.

Minh Phương

 

Bình luận (0)