Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Văn mẫu lợi hay hại?

Tạp Chí Giáo Dục

Văn mu – mt vn đ đưc nói đến rt nhiu sut bao lâu nay. Không mt ai dám thng thng tuyên b văn mu có li. Thế nhưng, nếu nói văn mu có hi thì ti sao sut bao năm qua nó vn tn ti?


Mt tiết hc môn ng văn ca hc sinh THPT (nh minh ha, chp khi dch Covid-19 chưa bùng phát). Ảnh: T.L

Tất cả những ai quan tâm đến giáo dục chắc hẵn cũng đã từng nghe câu “Thi thế nào thì học thế đó” hay “Thi thế nào thì dạy thế đấy”. Đối với học sinh phổ thông, hai lần thi quan trọng và cam go nhất của các em là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ở cả hai kỳ thi này, môn ngữ văn luôn là môn thi bắt buộc. Mặc dù đề thi môn ngữ văn hiện nay đã đổi mới nhiều, tuy nhiên một đổi mới mang tính đột phá thì vẫn chưa thấy.

Về hình thức, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 và đề thi tốt nghiệp THPT có sự khác biệt nhưng về nội dung thì có thể nói là như nhau. Đề thi nào cũng có phần đọc hiểu văn bản chiếm 3 điểm và phần làm văn chiếm 7 điểm. Phần làm văn cũng chia thành hai câu: viết văn nghị luận và viết về các tác phẩm văn học. Nhìn qua đề thi, mọi người đều thấy rõ phần làm văn là quan trọng nhất và học sinh đạt điểm cao hay thấp chủ yếu là ở phần viết này. Đó là điều hiển nhiên vì bài viết của học sinh chính là thước đo kiến thức về văn học, xã hội, ngữ pháp, chính tả… Nó thể hiện rõ trình độ, khả năng của học sinh. Thế nhưng, điều đáng nói là phần yêu cầu học sinh viết về văn học là các tác phẩm đã học trong chương trình. Đáp án của phần viết này rất chi li. Về nội dung, học sinh phải trình bày được rất nhiều ý và mức điểm mỗi ý có khi chỉ 0,25 điểm. Học sinh muốn có điểm cao phần này phải viết đủ các ý như đáp án. Các em muốn viết đủ ý như thế chỉ có cách là phải học thuộc lòng các ý này rồi ráp nối nó lại thành câu, thành đoạn rồi thành bài văn. Chính vì thế mà bài làm nào cũng có nội dung giống như nhau, chỉ khác nhau cách liên kết câu và chữ viết. Ngay cả phần viết văn nghị luận, các nội dung yêu cầu viết phong phú nhiều đề tài như nhân hậu, trung thực, trách nhiệm, chia sẻ, hy sinh, cống hiến… nhưng đáp án luôn một chiều là hướng tới cái tốt, cái đẹp, cái thiện. Không có một đáp án nào cho điểm tối đa ở bài viết thể hiện sự băn khoăn ở giữa như đúng suy nghĩ của các em. Vậy là hiển nhiên, giáo viên dạy phải định hướng học sinh luôn kết luận bài nghị luận đi theo chiều hướng tốt nhất, đẹp nhất. Học sinh đọc các bài nghị luận hay trên mạng hay trong sách văn mẫu cũng theo hướng đó.

Học sinh ngày nay yêu thích văn học, thích đọc sách… rất hiếm. Đa số các em chỉ thích đọc các tin tức nhanh, gọn, nóng trên các trang mạng. Thế nên với các bài văn thầy cô cho, các em thường tra cứu trên internet rồi sao chép lại. Phụ huynh có trình độ thì đa số cũng chỉ có thể kèm cặp con các môn toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ, vì dạy ngữ văn không phải chỉ có kiến thức văn học mà còn phải có năng khiếu nên cũng mua hay khuyến khích con mua sách văn mẫu được bán khắp nơi về đọc. Về phía các thầy cô dạy ngữ văn, với số lượng học sinh thích môn văn rất hiếm hoi, giáo viên dạy môn ngữ văn dù có tâm huyết, dù có phương pháp dạy hay, dạy thu hút cũng khó có thể đảm bảo kết quả bài làm của học sinh như mình mong muốn, đành chấp nhận bài làm của các em viết dù biết đó là văn mẫu. Ở những lớp có nhiều học sinh yếu kém môn văn, giáo viên buộc lòng phải buộc các em học thuộc lòng những ý nội dung phân tích, chứng minh, bình luận các tác phẩm văn học để khi dự thi các em có thể ráp nối lại thành bài viết của mình. Học sinh luôn muốn mình đạt điểm tốt nhất trong kỳ thi. Còn giáo viên luôn muốn học sinh mình đạt kết quả cao vì kết quả thi của học sinh là thước đo đánh giá khả năng giảng dạy của thầy cô hiện nay. Vì vậy, văn mẫu cứ mãi tồn tại từ năm học này sang năm học khác và khó có thể triệt tiêu.

Theo tôi, muốn chấm dứt vấn nạn văn mẫu, trước tiên phải bắt đầu từ đề thi và đáp án. Ở phần viết văn nghị luận, đáp án phải mở tối đa để học sinh thỏa sức thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thật của mình, không gò ép viết với hướng nhất trí, đồng ý với cái đẹp, cái tốt tuyệt đối. Chẳng hạn như nội dung viết về trung thực, trong thực tế, rõ ràng học sinh đều nhận thấy có đôi lúc “thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt”. Vậy thì các em có thể viết về sự băn khoăn, đắn đo khi mình quá trung thực trong mọi việc và có thể kết luận là bản thân sẽ trung thực trong tùy tình huống cụ thể. Bài viết của học sinh miễn sao có lý luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lý, có tư duy sâu sắc, không vi phạm pháp luật hay trái với thuần phong mỹ tục là đạt điểm tối đa. Phần viết về các tác phẩm văn học, đề cần cho những tác phẩm thơ, văn ngoài sách giáo khoa và đáp án hoàn toàn mở. Với một tác phẩm văn học hay thơ ca, mỗi người có đều có những suy nghĩ, cảm xúc khác nhau. Đừng cố bắt học sinh và cả giáo viên phải cảm nhận tác phẩm văn học ấy từ xuất xứ tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, yếu tố lịch sử, nhân thân tác giả… để rồi phân tích, bình luận, chứng minh theo những nội dung giáo viên buộc phải giảng, học sinh buộc phải nghe như trong sách giáo khoa.

Tôi nghĩ, với đề thi và đáp án thật sự đổi mới như thế thì học sinh mới thỏa sức sáng tạo, giáo viên dạy ngữ văn mới thật sự “bay bổng” trong các tiết dạy của mình và chắc chắn văn mẫu sẽ không còn là vấn nạn của giáo dục như hiện nay.

Lê Phương Trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)