Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nguy cơ mắc bệnh phổi cao do lười vận động

Tạp Chí Giáo Dục

 Nguy cơ mắc bệnh phổi cao do lười vận động. Mới đây, các nhà khoa học Đức đã tiến hành theo dõi hơn 113.000 nam giới và phụ nữ tuổi từ 50 đến 70 trong khoảng thời gian 10 năm và đã tìm thấy mối liên hệ giữa béo phì và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Những người có quá nhiều chất béo ở bụng và ít hoạt động thể chất tăng 29% nguy cơ tiến triển COPD. Các nhà khoa học cũng cho biết, những người thiếu cân tăng 56% nguy cơ mắc COPD. Lý do có thể suy dinh dưỡng và giảm khối lượng cơ dẫn đến tăng tính nhạy cảm và COPD tiến triển thông qua quá trình viêm và suy giảm khả năng phục hồi phổi.

Chế độ ăn ít protein gây béo phì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Trường ĐH Sydney, tỷ lệ protein trong chế độ ăn là nguyên nhân gây tình trạng béo phì. Vì cơ thể con người cần protein hơn carbohydrates và chất béo, những người có chế độ ăn ít protein có khả năng ăn nhiều thực phẩm khác để đạt được mức độ protein cần thiết. Chính vì vậy những người ăn đủ chất đạm sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, do đó giảm ăn vặt và đồ ăn không lành mạnh khác. Protein là một nguồn cung cấp năng lượng cho sự phát triển và phục hồi các mô cơ thể bao gồm tim, cơ quan nội tạng và da.
Vitamin D có lợi cho bệnh nhân ung thư ruột. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ĐH Edinburgh khi tiến hành nghiên cứu gần 1.600 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư ruột, những người có mức vitamin D cao nhất giảm một nửa nguy cơ tử vong vì bệnh so với những người có mức thấp nhất. Đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa bệnh nhân ung thư ruột và nồng độ vitamin D trong máu. Vitamin D được tạo ra trong cơ thể khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có nhiều trong thực phẩm như dầu gan cá, trứng và các loại cá béo như cá hồi, cá trích và cá thu.
Thúy Nga (tổng hợp)

Bình luận (0)