Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vẫn còn đó những sạp bán báo in!

Tạp Chí Giáo Dục

Dù công vic bán báo ngày nay không còn đưc như trưc nhưng đu đn mi ngày nhng ngưi yêu ngh này vn bài trí tt c các t báo đưc phát hành ra va hè đ chào khách. H bám tr vi sp báo không hn vì mưu sinh mà là vì thói quen đc báo giy và đưc tn tay trao t báo đến bn đc.


27 năm qua cô Thy đu bán báo ti mt đa đim duy nht ti 130 đưng Nguyn Đình Chiu

“Khách còn mua thì tôi còn bán”

Nhiều người nói: “Bây giờ ai mà đọc báo giấy”. Cũng phải, vì thời nay khác nhiều so với thời xưa. Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh là có thể xem tin tức, đọc báo online một cách nhanh chóng, tiện lợi lại không phải tốn tiền mua báo. Chính vì thế mà lượng phát hành báo giấy giảm hẳn, nhiều chủ sạp báo từng “sống chết” một thời với báo truyền thống nay cũng lặng lẽ chuyển nghề vì bán không được. Và câu chuyện về tương lai của báo giấy cũng được nhiều người dự đoán. Dù vậy nhưng cô Nguyễn Thu Thủy (50 tuổi, chủ sạp báo tại 130 đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) vẫn trung thành với nghề bán báo của mình. Ngày nào cũng vậy, ngày nắng cũng như ngày mưa, cô Thủy đều chạy xe hàng chục cây số từ Q.Tân Bình qua Q.3 để bán báo. Công việc bán báo không mang lại cho cô nhiều lợi nhuận nhưng cô luôn thấy vui vì mỗi ngày cô đều được tận tay đưa tờ báo đến bạn đọc. Sạp báo được dựng dã chiến, không biển hiệu nhưng ở đó người bán rất vui vẻ, nhiệt tình. “Khách mối ra lấy báo hỏi thăm vài ba câu vậy mà vui. Bữa nào người ta đi trễ chút là trông, để dành sẵn tờ báo luôn. Bán báo bây giờ chủ yếu vào mối quen. Dù số lượng giảm nhiều hơn trước nhưng ổn vì vẫn còn người mua báo. Nhiều người trẻ cũng thích đọc báo giấy hơn điện thoại vì rộng rãi, không mỏi mắt” – cô Thủy cho biết.

Thời báo giấy còn “hoàng kim”, mỗi ngày cô Thủy bán hơn 500 tờ báo, kiếm vài trăm ngàn tiền lời là chuyện rất dễ dàng. Vì vậy mà các sạp báo cũng mọc lên như nấm, đôi lúc các chủ sạp còn cạnh tranh, hạ giá để hút khách. Nhưng dần dần, khi công nghệ thịnh hành, người ta có thể đọc báo online mọi lúc, mọi nơi thì những sạp báo ấy không trụ nổi đã “dẹp tiệm”, còn lại số ít bám trụ với nghề cho tới bây giờ. “Bán mỗi thứ một chút, bù qua đắp lại không lời nhiều nhưng cũng không bị lỗ vốn. Cái chính là vui vì được đọc báo mỗi ngày và được nhìn thấy người mua báo về đọc. Xu hướng đọc báo mạng bây giờ thịnh hành, nhưng đâu phải ai cũng rành mạng xã hội, nhất những người lớn tuổi. Vì vậy sạp báo là nơi để đưa tin tức đến với họ” – cô Thủy tâm sự.

Ngót nghét mà sạp báo của cô Thủy đã được 27 năm, bán tại một địa điểm duy nhất. Sạp báo của cô không lớn nhưng được bài trí gọn gàng, ngăn nắp, đầy đủ các tờ báo, tạp chí. Bên cạnh đó, cô còn bán card điện thoại, áo mưa… “Bán báo riết rồi mê đọc báo lắm nên tin tức gì tôi cũng nắm. Nhiều người nói chắc không bao lâu nữa tôi cũng nghỉ bán thôi nhưng tôi khẳng định rằng ngày nào báo còn in, khách còn mua thì tôi vẫn bán báo ở đây” – cô Thủy chia sẻ.

Gi li chút k nim

Chưa đầy 5 giờ sáng, sạp báo của anh Nguyễn Văn Thông (34 tuổi) nằm tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh (Q.10) đã xếp gọn gàng những tờ báo mới chờ khách. “Mở cửa sớm để bán cho những người thường đi tập thể dục ngang rồi ghé vào mua luôn. Bán không nhiều nhưng mỗi ngày cũng được cả trăm tờ. Nhiều khách mua riết quen mặt nên thấy họ là biết mua tờ nào rồi. Có khách ngày nào cũng mua tới tháng trả tiền luôn” – anh Thông vui vẻ nói.

Từ Cà Mau lên TP.HCM lập nghiệp từ năm 2006, khởi đầu từ sạp báo. Từ đó tới nay, dù hoàn cảnh đã khấm khá hơn nhưng anh Thông vẫn giữ sạp báo và xem như là kỷ niệm của đời mình. Mỗi ngày, anh bán ra chỉ được khoảng 100 tờ, tiền lời không đủ gia đình ăn sáng nhưng anh Thông vẫn vui vì vẫn giữ được một lượng khách quen nhất định. “Báo mạng tiện lợi nhưng thông tin đôi khi không chính xác như báo giấy, nhiều khi còn có “tin vịt” gây hoang mang dư luận. Với lại, đâu phải ai cũng rành mạng xã hội, như ba má tôi nè, họ chỉ thích đọc báo giấy thôi, cho họ xem trên mạng họ không thích đâu. Vì vậy tôi giữ sạp báo này còn để giúp duy trì thói quen đọc báo cho gia đình mình cũng như nhiều người để nét đẹp vốn có không bị mất đi” – anh Thông chia sẻ.

Nếu trước đây, nhiều sạp báo phải thuê người bán vì quá đông khách thì hiện tại còn không đủ để chủ sạp bán. Và có những nơi cũng không thực sự còn là sạp báo nữa, bởi để tồn tại, các chủ sạp phải treo biển chính là bán sim, thẻ điện thoại, sách, đồ tạp hóa… “Bán báo vì đam mê chứ sống với nghề này hiện rất khó khăn. Nhất là từ khi dịch bệnh Covid-19, giãn cách xã hội nên người dân cũng ít ra đường hẳn đi, chỉ có mối quen ủng hộ. Niềm vui nhất là có những vị khách đến mua báo đều đặn mỗi ngày hơn 15 năm nay. Dù họ chỉ là lao động nghèo nhưng rất quan tâm đến thời sự” – anh Thông cho biết.

“Bán báo vì đam mê ch sng vi ngh này hin rt khó khăn. Nht là t khi dch bnh Covid-19, giãn cách xã hi nên ngưi dân cũng ít ra đưng hn đi, ch có mi quen ng h. Nim vui nht là có nhng v khách đến mua báo đu đn mi ngày hơn 15 năm nay. Dù h ch là lao đng nghèo nhưng rt quan tâm đến thi s” – anh Thông cho biết.


Dù bán không nhiu nhưng anh Thông luôn gi sp báo đ lưu li nhng k nim ca đi mình

Sáng nào cũng vậy, cứ tầm 6 giờ là anh Trần Văn Hậu (35 tuổi) lại chạy xe máy mua đúng 1 tờ báo mà mình thích. “Việc đọc báo không chỉ giúp tôi nắm được nhiều thông tin mà còn trở thành thú vui riêng, ngày nào không đọc được là thấy thiếu thiếu” – anh Hậu bộc bạch.

Với nhiều người, đọc báo giấy đã trở thành thói quen, dù xã hội ngày càng hiện đại, nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến ra đời phục vụ mọi mặt của đời sống. Hình ảnh bác xe ôm đọc báo mỗi khi ế khách, các ông lão cầm tờ báo đọc bên tách cà phê sáng rồi bàn chuyện thời sự… đã trở thành nét đẹp của người Sài Gòn. Dù hiện tại báo giấy không cạnh tranh lại báo online nhưng chúng ta vẫn tin báo giấy vẫn còn lượng bạn đọc trung thành. Và trong tương lai, báo còn in, khách còn mua thì vẫn còn người bán báo.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)