Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những bóng hồng trong phòng nghiên cứu

Tạp Chí Giáo Dục

Vì nhiu lý do mà ph n ít tham gia nghiên cu khoa hc. Tuy nhiên nhiu năm tr li đây, khi đi qua các phòng nghiên cu khoa hc ti các vin nghiên cu, các trưng ĐH, mi ngưi đã có th bt gp không ít bóng hng đang say sưa vi các thí nghim. Và nhiu ngưi trong s h đã có nhng công trình nghiên cu thiết thc đóng góp cho xã hi. Tên tui ca h không ch đưc vinh danh Vit Nam mà còn đưc thế gii biết đến.

PGS.TS Lê M Loan Phng: M đưng cho pin sc Vit Nam

10 năm gắn bó với công tác nghiên cứu và giảng dạy, PGS.TS Lê Mỹ Loan Phụng – giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM – đã chủ trì và cùng các đồng nghiệp tham gia hơn 10 đề tài nghiên cứu khoa học; có nhiều bài báo được đăng trong nước và quốc tế ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, mở ra hướng nghiên cứu cho pin sạc tại Việt Nam.


PGS.TS Lê M Loan Phng

Trong một lần tham dự Hội nghị Điện hóa quốc tế tại Bắc Kinh – Trung Quốc và được báo cáo đề tài về pin sạc (thời điểm còn du học bên nước Nga), cô Phụng nhận thấy, các giáo sư Trung Quốc rất quan tâm về lĩnh lực này.

Cô Phụng cho biết: “Thời điểm đó, đề tài về pin sạc còn khá mới mẻ nên khi nghe tôi báo cáo, nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu của Trung Quốc thấy lạ và liên tục đặt câu hỏi để trao đổi với tôi”.

Cứ tưởng đây là sự quan tâm bình thường của những nhà khoa học lớn đối với một cô gái trẻ Việt Nam nhanh nhẹn, nói tiếng Anh lưu loát nhưng vài năm sau đó, Trung Quốc đã phát triển lĩnh vực này với tốc độ vô cùng nhanh chóng, được rất nhiều nước tìm mua vì chất lượng và giá cả hợp lý, trong đó có Việt Nam.

“Nước ta vẫn còn sử dụng sản phẩm pin sạc Liti-ion nhập từ Trung Quốc chứ chưa có sản phẩm riêng. Nếu có lực lượng nghiên cứu và chế tạo thì Việt Nam cũng có thể từng bước làm chủ công nghệ sản xuất vật liệu và lắp ráp pin sạc Li-ion đáp ứng nhu cầu trong nước, đạt chất lượng và có giá thành phù hợp”, cô Phụng nghĩ vậy.

Biến trăn trở thành hành động, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô Phụng trở về nước và thực hiện ngay đề tài “Phát triển vật liệu điện cực dương trên cơ sở mangan đioxit cho pin sạc Lithium”. Trong điều kiện thiết bị nghiên cứu vẫn còn hạn chế nhưng với khát vọng và nhiệt huyết của một nhà khoa học trẻ, cô Phụng cùng các cộng sự đã hoàn thành đề tài. Đề tài này được đánh giá cao với kết quả nghiệm thu tốt.

Thành công bước đầu đã tạo động lực cho cô Phụng và đội ngũ nghiên cứu. Theo đó, năm 2019, nhóm của cô đã thực hiện đề tài “Chế tạo vật liệu và lắp ráp pin Liti-ion dạng cúc áo” và được Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM nghiệm thu xuất sắc. Những cục pin nhỏ gọn nhưng đó là cả ước mơ và tâm huyết của nữ nhà khoa học trẻ tuổi này. Không chỉ vậy đó là những viên gạch đầu tiên đánh dấu hướng phát triển về pin sạc của Việt Nam trong tương lai.

Cô Phụng cho biết, nhóm mong muốn phát triển pin sạc Li-ion dạng cúc áo thành pin có kích thước lớn hơn để mở rộng các ứng dụng. Do pin dạng cúc áo chỉ ứng dụng cho máy tính, đồng hồ, máy trợ thính, còn pin dạng lớn có thể dùng cho điện thoại di động, laptop… Song song đó, cô Phụng và nhóm nghiên cứu cũng phát triển thêm các dòng pin kế thừa dòng pin sạc Liti-ion.

Ở độ tuổi 37, cô Phụng là một trong những giảng viên có nghiên cứu mạnh trong ĐHQG TP.HCM, là một trong những phó giáo sư có tuổi đời trẻ ở Việt Nam. Hiện ngoài công việc nghiên cứu, cô còn tham gia giảng dạy và xây dựng lực lượng kế thừa với quyết tâm tạo ra dòng pin mang thương hiệu Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

PGS.TS Nguyn Th Hip: Nghiên cu ni tng nhân to đ cu ngưi

Nói đến nữ nhà khoa học Việt Nam được thế giới vinh danh không thể không nhắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp (Trưởng khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP.HCM).

Năm 2006, sau khi tốt nghiệp ngành hóa học tại Trường ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM, cô Hiệp nhận được học bổng du học thạc sĩ, tiến sĩ tại Hàn Quốc với ngành vật liệu sinh học và kỹ thuật tái tạo mô. Năm 2012, sau khi học xong chương trình tiến sĩ, cô Hiệp đã từ bỏ điều kiện làm việc thuận lợi ở xứ Hàn để quay về Việt Nam và bắt đầu xây dựng sự nghiệp tại Trường ĐH Quốc tế với mục tiêu “đem những gì mà mình học được về Việt Nam truyền đạt cho thế hệ trẻ và cống hiến cho đất nước”, cô Hiệp nói.


PGS.TS Nguyn Th Hip đang hung dn sinh viên nghiên cu k thut y sinh

Thời gian đầu, cô gặp rất nhiều khó khăn. Không có tiền nghiên cứu thực sự là rào cản, ngăn bước chân đang rất muốn tiến tới của cô. “Nhiều lúc tôi nghĩ mình đang đi theo con đường hơi khó khăn, đặc biệt là bối cảnh hiện tại khi điều kiện nghiên cứu ở nước ta còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ, nhất là đối với lĩnh vực y sinh. Nhưng rồi tôi tự đặt câu hỏi cho mình và tự trả lời: Nghiên cứu khoa học là gì? Là chúng ta dựa vào những cái mà xã hội, xung quanh đang cần để phát triển chứ không phải mang nền khoa học của nước khác về nước rồi đòi hỏi phải đáp ứng đủ cho mình nghiên cứu. Nhờ vậy, tôi đã có cái nhìn khác hơn và tự tìm lối đi cho mình”, cô Hiệp bộc bạch.

Và rồi những nỗ lực của cô Hiệp cũng được đền đáp khi thực hiện thành công nhiều đề tài. Năm 2016 là năm đưa tên tuổi của cô vang ra thế giới khi vinh dự nhận giải Nhà nghiên cứu khoa học nữ tài năng của L’Oreal – UNESCO. Đây là giải thưởng dành cho những nhà khoa học nữ có các giải thưởng quốc gia và có công trình nghiên cứu nổi bật để xét ở cấp độ quốc tế. Cô Hiệp là một trong 14 người phụ nữ trên thế giới nhận được giải thưởng này với đề tài mang tính phát hiện về titanium implant – hiện là vật liệu tốt nhất trong nha khoa phục hồi.

Năm 2017, cô Hiệp tiếp tục giành giải nhất cuộc thi Giải thưởng khoa học ASEAN – Mỹ về giải pháp giảm áp lực y tế nặng nề lên các TP lớn. Thành công tiếp nối thành công, năm 2018, cô công bố công trình về loại keo kháng khuẩn giúp cầm máu, diệt khuẩn và tạm chữa lành vết thương. Theo đó được L’Oréal – UNESCO trao Giải thưởng Tài năng trẻ thế giới về giải pháp sơ cứu cho người sống xa bệnh viện. Loại keo này có thể dùng để cầm máu, diệt khuẩn và giảm thời gian tái tạo mô, mang tới giải pháp tự tạm chữa vết thương hữu hiệu cho những người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong trường hợp họ chưa đến bệnh viện kịp thời. “Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới, vì vậy vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở người rất dễ diễn ra, nhất là những người lao động. Tôi nghĩ với sản phẩm này, khi xảy ra sự cố, người lao động có thể tự “cứu” mình trong thời điểm nào đó”, cô Hiệp chia sẻ.

Không dừng lại ở đó, cô Hiệp tiếp tục nâng cấp, phát triển thêm về loại keo kháng khuẩn này và đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo của TP.HCM năm 2019. Với những đóng góp xuất sắc trên của mình, cô Hiệp được Tạp chí ASEAN Scientist bình chọn là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2019. Thời điểm đó, Bộ môn kỹ thuật y sinh của Trường ĐH Quốc tế được nâng lên thành Khoa Kỹ thuật y sinh, cô Hiệp được bổ nhiệm vị trí Trưởng khoa và được phong học hàm phó giáo sư. Với cô Hiệp, đây là trái ngọt sau quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của mình. Nhưng những thành công đó vẫn chưa giúp cô thỏa lòng vì cô luôn trăn trở và khát khao một ngày nào đó có thể nghiên cứu thành công nội tạng nhân tạo để cứu người.

Cô Hiệp tâm sự: “Hiện nay ở đâu đó vẫn còn xảy ra tình trạng mua bán nội tạng, họ tranh giành, cướp giật để kiếm lợi nhuận từ việc làm bất chính, gây nguy hiểm cho xã hội. Tôi rất muốn tìm ra giải pháp để có thể giải quyết triệt để tình trạng này bằng cách nghiên cứu và sản xuất được nội tạng bằng công nghệ…”, cô Hiệp kỳ vọng.

Tuy nhiên đây là đề tài rất mới, đòi hỏi người nghiên cứu phải đối đầu với nhiều câu hỏi lớn và sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong nghiên cứu cũng như nhận được sự chấp nhận của xã hội. Do vậy không chỉ bản thân cô Hiệp mà các nhà khoa học trong ngành cũng phải quyết tâm thì mới mong thành công. Song song với mục tiêu cao cả đó, hiện cô Hiệp đang tập trung thực hiện những thứ xã hội đang cần như sản phẩm kháng khuẩn, kháng nấm và cầm máu.

Đến nay, cô Hiệp đã có hơn 161 công trình khoa học, trong đó có 2 chương sách chuyên khảo, 76 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước, hơn 69 bài trong kỷ yếu hội nghị quốc tế và 4 bằng sáng chế.

TS. Dương Th Thùy Vân: Đưa robot t phòng thí nghim sang Úc

TS. Dương Thị Thùy Vân – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin ứng dụng, Trường ĐH Tôn Đức Thắng – là một giảng viên trẻ, từng nhận được nhiều giải thưởng khoa học trong và ngoài nước. Đầu năm 2020, cô Vân mang lại niềm tự hào cho Việt Nam khi trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên nhận bằng sáng chế Mỹ khi nghiên cứu đề tài “Hệ thống lạnh thông minh”.

Xuất phát từ khả năng chịu nhiệt của mỗi người trong một phòng không giống nhau nên có người cảm thấy nóng, có người thấy lạnh khi phòng mở máy lạnh. Khi gặp phải tình trạng này, mọi người không thể làm việc tốt. Từ thực tế đó, cô Vân đã tìm ra giải pháp để mỗi người có thể chịu một nhiệt độ khác nhau khi làm việc cùng một phòng. Giải pháp của cô rất hữu ích nếu áp dụng trong điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với bệnh nhân hay từng người trong cùng phòng. Ngoài ra còn có thể áp dụng đối với việc nuôi trồng các loại nông sản trong cùng một hệ thống nhà thông minh vì mỗi loại cây cũng cần một điều kiện nhiệt độ, môi trường và chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Theo cô Vân, để có ý tưởng nghiên cứu một đề tài không hề quá khó khăn bởi tất cả đều ở xung quanh cuộc sống. Nếu biết quan sát, đi tới đâu cũng có thể xem ở chỗ này mình có thể làm được cái gì. Khi người ta làm vậy giải quyết vấn đề tốt rồi nhưng có giải pháp nào tốt hơn không rồi từ đó tìm ra những giải pháp mới hỗ trợ cho cuộc sống.

Trước tình hình diễn biến khôn lường của dịch Covid-19, cô Vân và cộng sự đã làm việc không ngừng nghỉ để sản xuất robot diệt khuẩn phục vụ tại các bệnh viện, trường học, khu cách ly. Sau khi hoàn thành, 2 robot này đã được thương mại hóa, giúp nhóm có thêm kinh phí để tiếp tục hoạt động. Mới đây cô và đội ngũ tiếp tục sản xuất thành công robot Viroban và chuẩn bị chuyển giao cho Úc. So với 2 robot trước, robot Viroban ưu việt hơn vì vừa có khả năng diệt khuẩn vừa khử mùi hôi, mùi ẩm mốc.


TS. Dương Th Thùy Vân (áo đen) cùng đi ngũ nghiên cu trong lĩnh vc trí tu nhân to

Với cô Vân, khi làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nam, nữ đều có thể hoàn thành tốt công việc. So với nam, nữ có một số hạn chế nhưng bù lại nữ cũng có những ưu điểm, giúp mình vượt lên khó khăn, đó là sức chịu đựng và sự tỉ mỉ. Vì vậy với cô không gì có thể cản trở nếu bản thân thật sự đam mê.

Trong nghiên cứu và chế tạo sản phẩm, cô Vân luôn làm việc nghiêm túc và cố gắng đáp ứng nhu cầu của đối tác. Cô Vân cho rằng, muốn thương mại sản phẩm phải đảm bảo độ ổn định, sản phẩm phải được thử nghiệm trong môi trường thực tế vì sản phẩm đề mô và sản phẩm thương mại khác nhau hoàn toàn. Thử nghiệm thực tế là công đoạn không kém phần quan trọng vừa giúp kiểm tra lại sản phẩm vừa phát hiện ra được những tính năng mà trong quá trình nghiên cứu chưa phát hiện.

Hơn 15 năm theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo với trên 20 bài báo khoa học trong nước và quốc tế. Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu nhà giáo trẻ tiêu biểu của TP, Liên đoàn Lao động TP tặng danh hiệu “Thầy trò thành đạt”, nhận một bằng sáng chế Mỹ… Bên cạnh đó cô cũng có nhiều công trình đóng góp cho các tỉnh phía Nam; tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức nhiều tỉnh miền Tây để họ tiếp cận 4.0.

Bài, ảnh: Thúy Kiều

Bình luận (0)