Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện về vợ của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 100 ngày mt ca bà Phan Th Quyên, gia đình và bn bè vn ngp tràn tình yêu thương ln cm phc hình nh ngưi ph n đã vưt lên nhng ni đau ca cuc đi đ sng xng đáng vi hình nh đp ca ngưi v Anh hùng lit sĩ Nguyn Văn Tri.

Bà Phan Th Quyên (bìa phi) cùng các đng đi cũ ti Trung ương Cc Min Nam  năm 2014

Đng lên t ni đau ln

Nhiều năm kiên cường chống chọi căn bệnh ung thư, ngày 4-7-2019, bà Phan Thị Quyên đã vĩnh viễn ra đi. Tuy nhiên, những câu chuyện về cuộc đời của người phụ nữ miền Nam sớm giác ngộ cách mạng vẫn còn đó như những trang sách đẹp để lại cho đời.

Lần đầu tôi gặp bà Phan Thị Quyên trong chuyến đi về thăm Trung ương Cục Miền Nam vào tháng 11-2014. Tuy lúc đó đã mang mầm bệnh ung thư trong người, phải trải qua nhiều đợt thuốc hóa trị theo yêu cầu của BS nhưng bà Phan Thị Quyên vẫn vui vẻ, tươi cười với anh em, bạn bè.

Quê gốc ở Hà Đông cũ nhưng sinh ra ở Campuchia và lớn lên ở Sài Gòn nên bà vẫn nói giọng Nam bộ, vì thế không ít người cứ tưởng bà là dân miền Nam. Cũng nhờ chuyến đi này mà tôi biết hơn nhiều chuyện chưa kể về bà Phan Thị Quyên. Dòng hồi tưởng của bà trở về quá khứ hơn nửa thế kỷ trước: “Tôi lấy anh Trỗi là nhờ người bạn mai mối khi còn làm ở hãng bông Bạch Tuyết. Tuy nhiên, sau đó tình yêu của chúng tôi đến rất tự nhiên và chân thật. Điều đáng quý là anh rất quan tâm tới tôi, về quê mấy ngày cũng viết thư tràn đầy yêu thương và còn nhắn gửi “Phải nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày em nhé” làm cho tôi rất cảm phục”.

Bà còn nhớ chi tiết: “Anh lúc nào cũng mặc quần ống rộng mà hồi đó mốt người ta mặc quần rất chật”. Bà Quyên lặng người khi nhớ lại ngày định mệnh khi bất ngờ nghe tin anh bị địch bắt vì âm mưu đặt mìn giết Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara: “Có lẽ do muốn giữ bí mật không để lộ nên ảnh không cho tôi biết mà chỉ nói đi ra ngoài có việc sau khi cưới được 18 ngày”. Nỗi đau càng nhân lên khi bà vào thăm chồng ở khám Chí Hòa mới biết là địch đang thi hành án tử anh Trỗi trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Bằng tình thương yêu vì sự mất mát hạnh phúc đầu đời quá lớn, bà đã kiên trì chờ đợi và tìm nơi chôn cất của người chồng trẻ dù phải trải qua bao khó khăn và cản trở của quân thù.

Còn mãi hình nh ngưi v ca mt anh hùng

Tự hào về chồng, từ một cô gái trẻ chưa hiểu gì về cách mạng, bà bắt đầu giác ngộ để biến đau thương thành hành động, tự nguyện bước tiếp con đường đi còn dang dở của anh. Trên đầu còn quấn khăn tang nhưng ngay sau đó vài tháng, bà đã tham gia đội biệt động 65 đóng tại Long An rồi sau này chuyển sâu vào R (Trung ương Cục Miền Nam). Đây cũng là thời gian mà bà đã dành nhiều thời gian và công sức kể lại toàn bộ cuộc đời của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi để nhà báo Trần Đình Vân hoàn thành tác phẩm “Sống như Anh” ra mắt bạn đọc trong cả nước như một sự kiện lớn về đời sống văn hóa lúc bấy giờ. Cũng bắt đầu từ đó, bà đã trở thành đại sứ hòa bình được các nước anh em mời sang tham quan, giao lưu với đông đảo học sinh – sinh viên tại các công trường, xí nghiệp ở Liên Xô cũ, Cuba, Trung Quốc… Hình ảnh cô gái mặc áo dài trắng, tóc để dài có dáng người nhỏ nhắn đã trở thành biểu tượng cao đẹp về tinh thần yêu chuộng hòa bình, về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang để lại trong lòng bạn bè thế giới những ấn tượng và tình cảm đẹp nhất.

Trong b phim “Nguyn Văn Tri” ca đo din – NSND Bùi Đình Hc ra đi năm 1966, cnh kết thúc phim là bà Phan Th Quyên (do din viên Thu Hin đóng) đã n n cưi tươi, bưc đi hùng tráng trong b quân phc màu xanh có vòng lá ngy trang rung rinh… Đó chính là s tiếp ni không ngng ngh ca tình yêu T quc, ý chí lm lit ca ngưi chiến sĩ Cng sn mà Anh hùng Nguyn Văn Tri đã gieo ht mm t “cái chết hóa thành bt t” ca mt con ngưi “như chân lý sinh ra”.

Nhìn lại thời gian đã qua gần nửa thế kỷ nhưng bà Phan Thị Quyên vẫn còn nguyên cảm xúc hạnh phúc và tự hào khi cùng đoàn phụ nữ miền Nam đến với đất nước Cuba. Nhưng kỷ niệm đẹp nhất mà bà vẫn không bao giờ quên là 3 lần được vinh dự vào Phủ Chủ tịch gặp và nói chuyện với Bác Hồ. Có thể nói đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của người vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. Cảm nhận sâu sắc nhất của bà Quyên khi được gặp Bác là lúc nào Người cũng trìu mến hỏi thăm sức khỏe, công việc và đặc biệt là tin tức chiến sự ở miền Nam. Những lời động viên của Bác như người cha, người chú trong gia đình đã giúp bà vượt qua mọi khó khăn trước mắt để nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống ở phía trước. Có thể nói vào gặp Bác, những đại biểu miền Nam mới cảm nhận hết tình cảm của vị lãnh tụ đối với đồng bào phía Nam đang còn sống và đấu tranh trong kìm kẹp dưới gót giày của đế quốc Mỹ. Những giọt nước mắt tuôn trào của mọi người trong vòng tay của Chủ tịch nước cũng không nói hết niềm vinh dự và nỗi nhớ thương vị Cha già của dân tộc. Được ngồi bên Bác, bà có cảm giác thân thiết như cha con lâu ngày đi xa gặp lại: “Bác hỏi thăm chúng tôi đi đường thế nào? Ra Bắc nóng quá có ngủ được không? Tình hình trong Nam gia đình, cha mẹ thế nào, vùng chiến khu R có thiếu gì không? Bác quan tâm đủ điều càng làm cho tôi xúc động và thương Người nhiều hơn”. Đó là những tình cảm bà khắc sâu mãi cho đến lúc về già tuổi cao sức yếu, chống chọi bệnh tật liên miên. 75 năm sống trên cuộc đời có 55 năm mang nỗi đau và sự thiệt thòi của người vợ trẻ sớm mất đi tình yêu đẹp đầu đời nhưng bà Phan Thị Quyên vẫn ngẩng cao đầu đứng dậy, rũ bỏ mọi buồn thương, sớm đến với cách mạng.

Bài, ảnh: Nguyn Hoàng Anh

Bình luận (0)