Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Quy định sử dụng mạng xã hội: Cần thiết nhưng phải thận trọng!

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va ban hành Thông tư quy đnh quy tc ng x trong trưng hc, nhm điu chnh cách ng x trong các cơ s giáo dc, siết cht nhng hành vi phn cm, thiếu tính giáo dc trong môi trưng hc đưng. Đáng chú ý, thông tư quy đnh cán b, giáo viên, nhân viên, hc sinh không s dng mng xã hi (MXH) làm nh hưng xu đến môi trưng giáo dc… Thông tư có hiu lc t ngày 28-5-2019.

Giáo viên phi làm bn vi hc sinh đ gn gũi, chia s, qua đó hn chế nhng tiêu cc trong hc đưng. Trong nh: Hc sinh lp 12A1 Trưng THPT Nguyn Thái Bình trò chuyn vi giáo viên sau gi hc

Nhiều nhà quản lý giáo dục thể hiện sự đồng tình trước quy định mới về sử dụng MXH trong Bộ quy tắc ứng xử khi có thể góp phần hạn chế những phát ngôn “không sạch” trong môi trường giáo dục, từ đó hạn chế các mâu thuẫn, bạo lực học đường. Tuy nhiên, ở khía cạnh tự do cá nhân, nhiều giáo viên cho rằng nếu trong quá trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử, các trường không có sự hài hòa, thận trọng thì có thể vi phạm quyền cá nhân.

To cơ s pháp lý đ nhà trưng qun lý MXH

Nêu quan điểm về Bộ quy tắc ứng xử mới được Bộ GD-ĐT ban hành, thầy Đặng Đình Quý (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết hoàn toàn “nhất trí” với những điều khoản quy định về phát ngôn, ứng xử, giao tiếp… trong môi trường học đường mà Bộ quy tắc nêu ra. Riêng về yêu cầu khi sử dụng MXH, thầy Quý cho rằng điều khoản này tựa như “cơ sở pháp lý” để các trường có thể mạnh tay đưa ra những quy định về việc sử dụng MXH trong trường học mà trước giờ vẫn đang được “thả nổi” hoặc chỉ “yêu cầu miệng”.

“Dù Luật An ninh mạng (ANM) đã quy định rất rõ những hành vi nghiêm cấm trong việc sử dụng MXH, đặc biệt là những hành vi phát tán, chia sẻ, đăng tải những thông tin xuyên tạc… Tuy nhiên, nhiều học sinh, thậm chí cả giáo viên luôn nghĩ đó dường như không phải là việc của mình”, thầy Quý nhận định. Vì vậy, theo thầy Quý, Bộ quy tắc ứng xử sẽ cho phép các trường xây dựng các quy định sao cho phù hợp với điều kiện của trường mình, áp dụng những quy định của Luật ANM một cách linh hoạt, bắt buộc vào môi trường học đường.

Cũng theo thầy Quý, trong Bộ quy tắc ứng xử mà Trường THPT Nguyễn Thái Bình xây dựng tới đây cũng sẽ đưa Luật ANM vào trong điều mục Ứng xử trong giao tiếp qua điện thoại và internet của giáo viên và học sinh. “Ngay cả những vi phạm của giáo viên và học sinh không thuộc phạm trù về giáo dục nhưng đưa lên MXH cũng sẽ được nhà trường xử lý theo Luật ANM”, thầy Quý nói.

Nhìn nhận về quy định sử dụng MXH nêu ra trong Bộ quy tắc ứng xử, thầy Nguyễn Duy Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Trọng Tấn, Q.Bình Tân, TP.HCM) cho rằng các quy định này sẽ phần nào giúp giáo viên và học sinh có sự cẩn trọng hơn trong việc chia sẻ thông tin, đăng tải thông tin trên MXH. “Khi đã đưa vào Bộ quy tắc ứng xử, tương tự như nội quy của nhà trường, tức là sẽ có xử lý khi vi phạm. MXH dù là các trang cá nhân nhưng những chia sẻ, phát ngôn xuyên tạc, thiếu kiểm chứng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục hoặc có tính chất kích động, gây bạo lực thì cần phải được xử lý nghiêm và chấn chỉnh”, thầy Bình nhấn mạnh. Bên cạnh đó, thầy Bình cho rằng Bộ quy tắc ứng xử còn là công cụ để mỗi giáo viên “soi” vào đó, chấn chỉnh hành vi, thái độ, phát ngôn của bản thân ngoài đời thực lẫn trên mạng…

Không cn trng s vi phm “quyn cá nhân”

Dù mang tính tích cực như thế nhưng nhìn nhận một cách khách quan, nhiều giáo viên cho rằng khi đề cập đến quy định sử dụng MXH trong Bộ quy tắc ứng xử, nếu không có sự cẩn trọng sẽ rất dễ vi phạm vào quyền cá nhân của giáo viên và học sinh. “Yêu cầu giáo viên và học sinh phát ngôn, chia sẻ thế nào trên MXH trong quy tắc ứng xử cần phải được nghiên cứu, dựa vào thông tư Bộ GD-ĐT vừa ban hành, Bộ quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức mà TP.HCM ban hành và cả Luật ANM nữa. Bởi nếu không nghiên cứu kỹ rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do của mỗi cá nhân”, thầy Đặng Đình Quý cho hay.

Chung băn khoăn, cô Lê Tường Quyên (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM) chia sẻ, cái khó nhất trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong trường học hiện nay là làm sao hài hòa được giữa quy định trong môi trường học đường với quyền tự do, quyền dân chủ của giáo viên và học sinh. “Ví dụ như trước một vấn đề, học sinh đưa thông tin lên MXH nhưng ở những mức độ khác nhau thì nhà trường cũng không thể can thiệp sâu được. Thậm chí, đôi khi quy định nếu cứng nhắc có thể làm “thui chột” những góp ý mang tính xây dựng của giáo viên trước những vấn đề của giáo dục”, cô Quyên cho biết.

Trong khi đó, thầy Nguyễn Duy Bình lại đặt câu hỏi về vấn đề “quản lý, theo dõi” MXH sau khi Bộ quy tắc ứng xử của từng trường được ban hành. “MXH đâu chỉ có Facebook mà còn là Zalo, còn là Messenger, Instagram, Youtube…, rất đa dạng với nhóm kín, nhóm công khai. Trước những vi phạm, nếu có phát hiện ra cũng chỉ là bề nổi. Quản lý, theo dõi thế nào để đảm bảo quy tắc được thực hiện một cách nghiêm ngặt cũng là cả vấn đề”, thầy Bình nói.

Cô Mai Thu Thủy (giáo viên chủ nhiệm lớp 12, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) cho hay quy định sử dụng MXH của học sinh trong quy tắc ứng xử là cách để hạn chế những mâu thuẫn từ MXH. Tuy nhiên, cách tốt nhất để quản lý được học sinh của mình chính là nắm được tâm tư, tình cảm của các em. Và không gì khác là giáo viên phải làm bạn được với học sinh. Với sự phát triển của MXH hiện nay, các trường đều khuyến khích giáo viên tận dụng để phục vụ cho việc dạy học, và nhất là gần gũi với học sinh. Từ MXH, giáo viên sẽ hiểu được học sinh trong lớp mình chủ nhiệm đang có tâm trạng gì, đang gặp vấn đề gì để có thể kịp thời can thiệp.

Thế nhưng, theo cô Thủy, việc can thiệp như thế nào thì lại không đơn giản. Bởi nếu giáo viên can thiệp quá sâu, học sinh sẽ cho rằng thầy cô “tọc mạch”, thậm chí block (khóa – PV) thầy cô ra khỏi MXH của các em.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)