Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhìn lại việc tặng giấy khen cho HS

Tạp Chí Giáo Dục

Vic trao tng giy khen cho HS nhm ghi nhn nhng thành tích đã đt đưc trong năm hc, đng thi đng viên, khích l HS c gng, n lc nhiu hơn v hc tp và rèn luyn là chuyn phi làm và nên làm. Đy là điu không có gì bàn cãi. Vn đ là vic tng giy khen đó đưc thc hin như thế nào đ giá tr tht s ca nó đưc nâng cao, HS khi nhn đưc giy khen có điu đ t hào.

Khen thưng hc sinh cui năm hc. Ảnh: I.T

Nhớ ngày xưa, thế hệ chúng tôi đi học, hàng năm cũng được xếp loại theo thứ bậc (“ưu, bình, bình thứ, thứ” (tương ứng với ngày nay là “giỏi, khá, trung bình, yếu” – chưa kể nay còn thêm “kém”), trong đó, ở mỗi lớp số HS đạt thứ bậc “ưu” là rất ít và tất cả những thứ bậc xếp hạng này được ghi vào “thành tích biểu” (được phát cho từng HS vào cuối năm học) và học bạ (lưu trữ tại trường). Căn cứ vào số lượng hạn chế HS đạt thứ bậc ưu ở các lớp, hiệu trưởng nhà trường xét một vài HS (lại càng hạn chế) đạt thứ bậc “tối ưu” để đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng và các HS này sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng trong một buổi lễ trang trọng, được xướng danh và do đích thân tỉnh trưởng trao tặng (thậm chí có cả cúp vinh danh). Những HS nhận thưởng đó sẽ có một kỷ niệm không quên cả cuộc đời và trở thành những “ngôi sao” cho toàn trường ngưỡng mộ và học tập. Ôi, vinh dự làm sao!

Hiện nay, hàng năm, khi kết thúc mỗi năm học, tại các trường phổ thông, giấy khen phát ra cho HS phần nào giảm sút ý nghĩa và chỉ còn mang tính thủ tục. Có thể liệt kê mấy điều trông thấy như sau:

1. Về số lượng giấy khen phát ra: Căn cứ theo Thông tư 58 về quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT có hiệu lực từ 26-1-2012 cho đến nay gồm 5 loại (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), trong đó những HS được xếp loại giỏi và khá (theo các tiêu chuẩn quy định ở Điều 13 của thông tư này) sẽ được xét công nhận HS giỏi, HS tiên tiến (Điều 18). Căn cứ vào đó, hiệu trưởng quyết định khen thưởng HS theo các danh hiệu trên. Ở đây vấn đề là do phong trào thi đua trong trường, trong địa phương và trong toàn ngành nên ngay từ đầu năm, việc đăng ký thi đua của GVCN có mục “Đăng ký kết quả xếp loại HS cuối năm học” của lớp chủ nhiệm với tỉ lệ cụ thể cho từng loại HS trên “tinh thần” là “không có HS kém, hạn chế HS yếu, giảm HS trung bình và tăng HS khá, giỏi”, trong đó số HS giỏi và khá luôn luôn phải trên 50-60% (khiêm tốn). Bởi vậy mới có chuyện nhiều lớp gần như 100% HS đạt giỏi, khá (như các lớp chọn tự phát ở THCS – vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24-12-1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII). Vậy là “ta cùng nhau có giấy khen”. Giấy khen đã “bùng nổ” đến mức “lạm phát” gần như “phi mã” dẫn đến phản tác dụng và có phần máy móc.

2. Về nội dung ghi trên giấy khen: Bởi vì số lượng giấy khen quá lớn nên đơn giản nhất chỉ ghi “Đạt danh hiệu HS giỏi”, “Đạt danh hiệu HS tiên tiến” mà không thể ghi những thành tích đặc biệt của từng HS. Tất cả đều như nhau, cào bằng không hơn kém, không nổi bật, không thể hiện nỗ lực vượt bậc trong trong học tập và rèn luyện đạo đức suốt cả năm học. Nhiều nơi còn “đơn giản hóa” giấy khen với một dòng “công chức hóa” HS là “Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học”(?).

Mới đây còn xuất hiện việc cô giáo chủ nhiệm lớp 6 ở Thanh Hóa tặng giấy khen cho tất cả 28 HS cả lớp. Ở đây xin không phủ nhận sự “hết lòng vì HS thân yêu”, sự “sáng tạo” và tâm huyết của cô giáo. Nhưng cũng có đôi điều về nguyên tắc xin được chia sẻ là: (1) Đây là hình thức đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT năm 2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT năm 2016 do ở bậc tiểu học GVCN gắn bó với HS cả năm học, còn ở cấp trung học thì thời gian GVCN gắn bó với lớp có phần hạn chế hơn, phụ thuộc vào bộ môn mà GVCN đó phụ trách, nên để có được cái nhìn “sâu sát” tìm ra năng lực đặc biệt của từng HS để khen (nhiều lớp ở các đô thị có trên dưới 50 HS) là điều bất khả. (2) Nếu căn cứ vào điều lệ trường phổ thông… và quy chế đánh giá xếp loại… thì GVCN chỉ có nhiệm vụ “đề nghị khen thưởng và kỷ luật HS” (Khoản 2 Điều 31 – điều lệ) và “Lập danh sách HS đề nghị khen thưởng…” (Khoản 4 Điều 20 – quy chế) và hiệu trưởng có nhiệm vụ “quyết định khen thưởng, kỷ luật HS” (mục e Khoản 1 Điều 19 – điều lệ) và “quyết định khen thưởng theo thẩm quyền (Khoản 7 Điều 21 – quy chế) thì GVCN không có quyền cấp và ký giấy khen cho HS. Hiệu trưởng là người quyết định và ký giấy khen và việc viết giấy khen được phép linh hoạt theo nội dung khen nhưng vẫn phải bám sát các quy định trong ngành. Sáng kiến là điều cần thiết nhưng không thể “phạm quy”. (3) Việc cả lớp được tặng giấy khen ngoài hệ thống khen thưởng trong nhà trường có tạo ra sự hụt hẫng giữa các lớp và nếu nhân rộng “sáng kiến” này ở tất cả các lớp thì “tất cả HS” trong trường đều có giấy khen và do rất nhiều GVCN ký khen(?) Vậy giá trị của tờ giấy khen đó được đánh giá ở mức độ nào? (4) Việc cấp giấy được ghi là “Tặng khen” (có lẽ để tránh từ “Giấy khen”) hoàn toàn vô nghĩa không nên có trong môi trường sư phạm đòi hỏi phải chuẩn xác từ ngữ. (5) Các danh hiệu mà cô giáo tặng cho HS chỉ nên là lời biểu dương trên lớp (có thể ghi vào lời nhận xét của GVCN trong học bạ hoặc phiếu liên lạc để thông báo với phụ huynh) chứ không nhất thiết phải chứng nhận bằng sự khẳng định tuyệt đối trên “tờ khen”.

3. Về hình thức khen và phần thưởng kèm theo: Với số lượng HS nhận giấy khen đông đảo như vậy, vấn đề phần thưởng cho HS gây đau đầu không ít cho lãnh đạo nhà trường. Trong buổi lễ tổng kết năm học, không thể xướng tên từng HS được khen mà chỉ thông báo con số thống kê Lớp… có… HS giỏi, …HS tiên tiến nên không thể để vinh danh các em. Đó là phía “khen” còn việc “thưởng” thì các nhà trường phần lớn đành phải chọn phương án là: Chỉ phát giấy khen cho HS tiên tiến (không có thưởng); phát giấy khen và kèm theo một phần quà khiêm tốn và tượng trưng (như là một số vở HS hay dụng cụ học tập – HS đến nhận tại văn phòng); trong số HS giỏi chọn ra HS xuất sắc hay HS tiêu biểu (không quy định trong hệ thống các công văn chỉ đạo khen thưởng HS của ngành) để thưởng một phần quà “coi được” (có khi là tiền mặt – càng mất ý nghĩa do quá thực dụng nhưng lại thực tế với các nhà trường) từ quỹ khen thưởng hạn chế của nhà trường kết hợp với quỹ hội cha mẹ HS (nếu hội này đủ mạnh). Nhìn chung là phần thưởng thường không xứng với công sức HS bỏ ra và danh hiệu đã được phong. Âu cũng là giải pháp!

Với số lượng và hình thức khen thưởng như hiện nay đa phần HS vô cảm trước lời khen (hay danh hiệu) vì trong lớp gần như ai cũng như ai. Với tình hình như nêu trên, việc khen thưởng theo danh hiệu HS giỏi, HS tiên tiến đã không còn phù hợp với yêu cầu, mục tiêu giáo dục hiện nay. Vậy có lẽ trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cũng nên có quy định lại nội dung và hình thức đánh giá HS, phân biệt rạch ròi giữa biểu dương và khen thưởng để thực hiện đúng mục đích động viên, khuyến khích và tôn vinh những cá nhân HS hăng hái thi đua học tập, tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, tích cực tham gia các hoạt động, tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong học tập, từ đó có kỹ năng đề ra các mục đích phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và cũng qua đó khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay.

Trn Đăng Huy (TP.Cn Thơ)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)