Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Học” chưa đi đôi với “hành”…

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh tham gia “Ngày ch nht xanh”

“Học” phải luôn đi đôi với “hành”, những bài học ở trường chỉ là phần lý thuyết cơ bản; phần thực hiện, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày mới là quan trọng. Điều này cho chúng ta biết người học có hiểu, có “thấm” bài hay không vì “học gạo” (học thuộc lòng một cách máy móc) đang là lực cản lớn đối với sự năng động, sáng tạo của học sinh (HS).

Nhiều bộ môn trên lớp có rất nhiều nội dung tích hợp, gắn liền với cuộc sống để giáo viên (GV) liên hệ nhằm giáo dục đạo đức, tình cảm cho HS. Nhưng trên thực tế, GV bộ môn chỉ dạy theo sách, còn phần liên hệ thực tế địa phương, địa bàn cư trú thì chỉ lướt qua, thiếu “điểm nhấn” cần thiết cho HS tự liên hệ…

Việc dạy cho HS những bài học về bảo vệ môi trường là điều dễ thấy nhất giữa “học” chưa song hành cùng “hành”!

Vùng ĐBSCL chẳng hạn, có hệ thống sông rạch chằng chịt… Những trục đường lớn thì có xe lấy rác hàng ngày nhưng cũng có nhiều con rạch vùng sâu, vùng xa thì xe lấy rác không đến được… Vì vậy, rác luôn trôi lềnh bềnh trên sông mỗi khi nước lớn, nước ròng do trong các ngọn rạch chảy ra.

Có thể nói bây giờ “điện, đường, trường, trạm” mở rộng khắp nơi; tạo điều kiện tốt nhất cho HS tới trường. Những bài học về bảo vệ môi trường rất cụ thể; nhà trường, GV có thể có nhiều lần nhắc đi nhắc lại là không được xả rác xuống sông vì sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm…

Nhưng tại sao các em không vận động, không thuyết phục gia đình không xả rác xuống sông; thậm chí các em còn tiếp giúp ba, mẹ xách những bọc rác ra bờ sông thả xuống, cho nước cuốn đi và nhà mình sạch(!). Hầu như nhà nào cũng có con em mình đi học, luôn được nghe con em mình học những bài về vệ sinh, bảo vệ môi trường, nguồn nước và không hiểu tại sao thói xấu xả rác xuống sông đến bây giờ vẫn không khắc phục được!

Có lẽ người dân vùng này không biết được lượng rác thải là túi, bọc nilon sẽ tuôn ra biển, tàn phá môi trường sống trước mắt cũng như lâu dài… Hình ảnh con cá voi chết vì trong bụng của nó có tới hơn 40kg rác thải nhựa đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ đến với mỗi cộng đồng…

Muốn làm tốt công tác phòng chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ nhà trường. Rèn luyện làm sao để HS có thói quen tốt là bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế dần dần và đi đến việc không dùng đồ nhựa… Từ nhà trường, mỗi HS là một tuyên truyền viên tích cực, tác động hàng ngày đến mỗi gia đình về tác hại khôn lường của việc sử dụng đồ nhựa cũng như nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Giáo dục là một công việc kiên trì, bền bỉ và đầy tính giáo dục, tính khoa học. Mỗi bài học về môi trường cần có sự liên hệ cụ thể, sinh động để HS hiểu hơn, có trách nhiệm hơn với quê hương mình, với người thân của mình… Không xả rác xuống sông – nếu thực hiện tốt sẽ góp phần cải thiện môi trường nước đang có nguy cơ ô nhiễm cao như hiện nay.

Thch Hoàng Sa (Sóc Trăng)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)