Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chưa thu hút người học nghề, do đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm khng đnh v thế, thu hút tuyn sinh, nhiu trưng ngh mnh dn đu tư kinh phí đ mua chương trình đào to tiên tiến ca nưc ngoài. Bên cnh đó, có không ít trưng vn c gi ni dung đào to truyn thng, lc hu, không hp dn ngưi hc.

Sinh viên Trưng CĐ Công ngh Th Đ(TP.HCM) hc lý thuyết ti xưng

Thay đi, cp nht mi chương trình đào to

PGS.TS Cao Văn Sâm (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định chương trình đào tạo lạc hậu, không theo kịp yêu cầu của xã hội là nguyên nhân chính không thu hút người học nghề, chất lượng đào tạo chưa được doanh nghiệp hài lòng. Đề cập đến chương trình đào tạo nghề hiện nay, ông Phan Tiềm (Hiệu trưởng Trường CĐ Thaco) cho biết bản thân các trường phải thay đổi, cập nhật liên tục. Điều này cần phải có đội ngũ giáo viên, thợ cả giàu kinh nghiệm, nắm bắt thực tế. Ông Tiềm cho biết tại trường Thaco hiện có các hình thức đào tạo như đào tạo cho đối tượng vừa học vừa làm, liên thông lên trình độ cao hơn, học sinh tốt nghiệp TC và người lao động có bậc thợ… Các hình thức này đều triển khai theo mô hình song hành giảng lý thuyết tại xưởng trường, thực hành tại các nhà máy sản xuất. Nhờ việc học trực tiếp trên dây chuyền sản xuất, học và thực hành tại các đại lý, showroom, trung tâm sửa chữa mà thu hút rất đông người học. “Mỗi hình thức đào tạo là một chương trình khác, nội dung theo phải bám sát yêu cầu của nhà máy sản xuất, của thị trường lao động. Để người học không nhàm chán, trường nghề cần tự chủ việc xây dựng chương trình đào tạo, bài giảng, giáo trình và trang thiết bị hiện đại đáp ứng xu thế của xã hội”, ông Tiềm khẳng định.

Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Hằng (Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trung tâm dịch vụ việc làm cần tiến hành rà soát, loại bỏ, sửa đổi và bổ sung cơ chế, chính sách và các chế định không phù hợp, gỡ bỏ tối đa các rào cản về thủ tục hành chính trong hoạt động đào tạo nghề và dịch vụ. Đây là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển GDNN trong bối cảnh công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu học nghề, khởi nghiệp và tạo việc làm, việc làm bền vững cho người lao động.

GS. Đào Trọng Thi (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) nhìn nhận: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống GDNN phải được ưu tiên nhắc đến để không lạc hậu so với yêu cầu của doanh nghiệp. Theo đó, cần chia trình độ đào tạo sơ cấp (gồm các khóa đào tạo ngắn hạn với các thời lượng đào tạo khác nhau) thành 3 bậc: sơ cấp 1, sơ cấp 2 và sơ cấp 3 tương ứng với bậc 1-3 trong khung trình độ quốc gia.

Bên cạnh đó, thiết kế chương trình đào tạo GDNN thành các mô đun, tín chỉ năng lực và tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ cũng là việc phải làm ngay đối với các trường. Quy định thời lượng đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo yêu cầu của từng nghề, từng trình độ đào tạo các mô đun, tín chỉ có thể chuyển đổi giữa các ngành nghề, trình độ bằng hình thức bổ sung, nâng cao.

Trao quyn t ch cho trưng ngh

GS. Đào Trọng Thi đề xuất bổ sung thêm các tín chỉ văn hóa bắt buộc và các mô đun nghề nghiệp để học sinh tốt nghiệp trình độ TC đạt yêu cầu tương đương trình độ tốt nghiệp THPT.

Trong khi đó, PGS.TS Mạc Văn Tiến (Viện ĐH Mở Hà Nội) cho rằng một nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo nghề  kép của Đức là chất lượng và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên cả ở trường nghề và doanh nghiệp. Theo đó, các trường và doanh nghiệp được toàn quyền lựa chọn giáo viên giỏi, sa thải những người không đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Khả năng cung cấp các giáo viên có chất lượng cao là một tiêu chuẩn chính yếu, cho phép doanh nghiệp thực hiện quá trình đào tạo trong hệ thống đào tạo kép. Các giáo viên đào tạo tại doanh nghiệp được lựa chọn từ các xưởng, phòng làm việc của doanh nghiệp phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Họ còn phải là những người có đủ năng lực sư phạm và chuyên môn để tham gia giảng dạy. Đối với những người được lựa chọn làm giáo viên tại các doanh nghiệp, họ có quyền lợi đi kèm là được chuyển hẳn từ vị trí này sang vị trí khác với thời gian làm việc 20 giờ/tuần, thay vì 40 giờ như trước và được trả lương tương đương. Những quyền lợi này là động cơ thật sự cho phép lớp trẻ tham gia đội ngũ giảng dạy tại hệ thống đào tạo kép. 

Để việc thực hiện đa dạng hóa ngành nghề và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề – khởi nghiệp cho người lao động tại TP.HCM có bước đột phá và hiệu quả, ông Tiến kiến nghị cần trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở GDNN. Song song đó, đổi mới chương trình đào tạo chú trọng phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp. Cụ thể là xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, có sự tham gia của Hội GDNN, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động phù hợp với chương trình đào tạo. Nội dung đào tạo phải kết hợp kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, hình thành năng lực sáng tạo cho người học… “Các cơ sở đào tạo nghề chú trọng xây dựng chương trình liên thông giữa các cấp trình độ trong cùng ngành nghề, hay ngành nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn”, ông Tiến kiến nghị.

T.Tri

 

Bình luận (0)