Y tế - Văn hóaThư giãn

Chung tay chống nạn sách giả

Tạp Chí Giáo Dục

S phát trin ca công ngh đã to nên nhiu thun li cho vic kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hi đ mt s đi tưng trc li t hành vi mua bán hàng gi, hàng nhái qua mng, trong đó sách chính là mt đin hình. Vic này không ch làm mt uy tín ca ngành xut bn Vit Nam mà còn gây ra nhiu h ly.

Đc gi tìm hiu sách tht và sách gi ti gian trưng bày ca  First News

Ni nim ca ngành xut bn trưc tình trng sách lu

Tại buổi họp báo phân biệt sách thật – sách giả do Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News) phối hợp với một số đơn vị tổ chức tại TP.HCM mới đây đã nêu ra một thực trạng sách giả rất đáng báo động. Các “trùm lậu” tiêu thụ công khai và trực tiếp trên không gian mạng với số lượng không thể thống kê được thông qua một số sàn thương mại điện tử Việt Nam.

Là đối tác chiến lược và tin cậy của hơn 200 nhà xuất bản và tập đoàn xuất bản trên thế giới, First News cũng không ngoại lệ. Theo ông Nguyễn Văn Phước (Giám đốc công ty), hiện First News có khoảng 1.000 đầu sách có giá trị nhưng có đến 686 đầu sách bị in lậu, làm giả, xâm hại, vi phạm bản quyền dưới mọi hình thức. Có rất nhiều đầu sách của First News như: trọn bộ Hạt giống tâm hồn, Chicken Soup for the Soul, Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi, Không bao giờ là thất bại – Tất cả là thử thách, Bộ hành trình về phương Đông, Quà tặng diệu kỳ, Bí mật của may mắn, Nghĩ giàu làm giàu… bị 16 “trùm lậu” cùng cạnh tranh nhau làm giả, bán giá cao hơn sách thật để đánh lừa bạn đọc. “First News chỉ in một phiên bản duy nhất cho một cuốn sách nhưng trong 1.000 tựa sách, chúng tôi phải chiến đấu với trên 3.000 phiên bản sách giả khác nhau. Chúng ngang nhiên tiêu thụ công khai, cạnh tranh với sách thật với trình độ in ấn cao mà các nhà sách, đại lý và bạn đọc khó nhận biết được nếu không so sánh với một cuốn sách thật đặt ngay bên cạnh, so từng trang” – ông Phước đau đầu.

Ông Phước lo lắng: “Mặc dù vậy nhiều bạn đọc vẫn chưa nhận ra tác hại sâu xa từ việc in lậu và phát hành, tiêu thụ sách giả, thậm chí ngoài thái độ bàng quan vô cảm, một số người còn bày tỏ quan niệm ủng hộ loại sách này vì giá cả rẻ hơn”.

Dưới góc độ là Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, ông Lê Hoàng nhận định, sách giả là một tình trạng vô cùng tệ hại trong lĩnh vực xuất bản, nó kéo dài và càng lúc càng bi quan hơn. Thiệt hại mà sách giả mang lại không chỉ dừng lại ở mặt kinh tế mà còn xảy ra những việc tệ hại hơn cho các nhà xuất bản, công ty làm sách… “Để đầu tư cho một cuốn sách phải tốn rất nhiều thứ. Nào là tiền tác giả, dịch giả, tiền xuất bản và bao nhiêu chi phí khác. Làm nên một cuốn sách tốn cả trăm triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng nhưng bán không được bao nhiêu cuốn thì sách giả lại tràn lan. Một thiệt hại vô cùng lớn khác đó là những người làm sách chân chính chùng chân, không dám đầu tư vì làm ra đều bị thiệt hại bởi sách giả. Nặng nề hơn đó là lòng tin của người dân đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, tại sao không khắc phục tình trạng này” – ông Hoàng cho biết.

Được biết trong thời gian qua First News cũng phát hiện và tịch thu được nhiều chứng cứ của một số sàn thương mại điện tử bán sách giả và đang tiến hành khởi tố. “Chúng tôi là những người làm sách tâm huyết, trăn trở với các vấn nạn xã hội. Chúng tôi không hề muốn mất thời gian vào những việc đấu tranh như thế này, cũng không muốn điều tra, kiện tụng bất kỳ ai” – ông Phước bày tỏ.

Cn chung tay chng nn sách gi

Theo đại diện First News, sách giả hiện nay đã đạt tới trình độ gần như sách thật khiến chỉ có những người trong nghề in và xuất bản lâu năm mới phát hiện những chi tiết như: bìa mờ nhạt hơn, giấy bìa và ruột mỏng hơn vài phần trăm, chữ in không sắc nét, mực in không đều, hơi lem nhem chỉ ở những trang có chữ to, trang bìa lót, trang lưu chiểu cuối và những trang có hình ảnh minh họa. Ngoài ra, gáy sách giả thường không vuông vức. Nếu chỉ nhìn qua bìa các sách giả so sánh với sách thật thì bạn đọc tinh ý có thể so sánh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với sách in lậu tay ngang, còn phần lớn sách giả và thật giống nhau như đúc (khoảng 95%).

Theo ông Lê Hoàng, muốn chống lại vấn nạn sách giả, chúng ta phải khẳng định đúng tội danh và can thiệp bằng luật pháp. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà phân phối thương mại điện tử, trong đó có những nơi chưa được chính danh nên rất khó để tố cáo. Nhưng chúng ta tìm đúng nơi để đấu tranh, đó là tại các nhà in – nơi sản xuất hàng giả thì sẽ đủ điều kiện đưa họ ra pháp luật. Một đề nghị khác cũng được ông Hoàng đưa ra tại buổi họp báo đó là cần phải có sự kết hợp giữa người bị hại với nhà xuất bản, cơ quan chức năng, văn phòng luật sư, báo đài… có như vậy chúng ta mới tạo thành một sức mạnh trong cuộc chiến chống lại sách giả, để các doanh nghiệp không còn đơn độc trên hành trình tìm lại công lý.

Dưới góc độ là một người hỗ trợ pháp lý, ông Châu Huy Quang (luật sư điều hành hãng luật R&T LCT Lawyers) cho biết, hiện nay có nhiều luật liên quan đến bản quyền tác giả. Nhưng vấn đề thực thi vẫn còn yếu, không có cải thiện đáng kể. Điều đó khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc, phải tự đứng ra bảo hộ một cách đơn độc. Chúng tôi cho rằng đây là cuộc chiến lâu dài. Thành công hay không phụ thuộc vào sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông, nhận thức của bạn đọc và sự phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng.

Đại diện nhà sách Fahasa cho rằng mấu chốt là ở chỗ độc giả. “Để không mua nhầm sách, chúng ta nên tìm mua tại các nhà xuất bản uy tín. Có như vậy mới góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái” – đại diện nhà sách này nói.

Bài, nh: H Trinh

Bình luận (0)