Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Học sử ở cà phê Biệt động Sài Gòn

Tạp Chí Giáo Dục

Mt tin căn nhà g cha hm bí mt và hp thư ni

Sài Gòn xưa đến nay có nhiều địa chỉ để vừa nhâm nhi ly cà phê vừa tìm hiểu văn hóa, lịch sử thú vị. Sẽ thiếu sót lớn nếu không kể đến quán cà phê Đỗ Phủ – cơm tấm Đại Hàn (số 113 Đặng Dung, P.Tân Định, Q.1), thường gọi cà phê Biệt động Sài Gòn. Đây không chỉ là điểm đến để ôn lại ký ức một thời hào hùng của những người từng sống thời binh lửa mà còn là địa chỉ để các bạn học sinh, sinh viên tìm hiểu về lực lượng Biệt động Sài Gòn quả cảm.

Ông Đ Min (ngưi qun khăn) may nm ti Dinh Đc Lp (nay là Hi trưng Thng Nht)
Cháu ngoi ông Đ Min

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ông Trần Văn Lai (tên thường gọi Năm Lai, thầy Năm USOM, bí danh Mai Hồng Quế, 1920-2002) dưới vỏ bọc là nhà tư sản thầu khoán trang trí nội thất Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất). Từ đó, ông đã xây dựng mối quan hệ với chính quyền Việt Nam Cộng hòa để bí mật vận chuyển tài liệu và cất giấu vũ khí tại hầm nổi và hộp thư bí mật trong căn nhà này ông đã mua trước đó. Mai Hồng Quế là thành viên Đơn vị 159 Biệt động Quan khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Cuộc đời ông được tái hiện trong phim tài liệu lịch sử 4 tập Ông thầu khoán biệt động, là nguyên mẫu ông chủ hãng sơn Đông Á trong phim Biệt động Sài Gòn.

Không gian trên gác g

Để tránh lộ bí mật, ông Năm Lai giao nhà cho người thợ làm cùng là ông Đỗ Miển quản lý. Vợ chồng ông Đỗ Miển – bà Nguyễn Thị Sự bán cơm tấm nhằm che mắt chính quyền lúc bấy giờ, hoạt động nuôi giấu cán bộ, lưu trữ tiền, vàng và vận chuyển tài liệu mật, thuốc tây ra căn cứ.

Di tích Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn đến nay vẫn còn nguyên vẹn cùng nhiều vật dụng cá nhân của gia chủ cũng như phương tiện đi lại, sinh hoạt và làm việc của các chiến sĩ biệt động. Tại đây còn lưu giữ nhiều hình ảnh quý về những người thợ làm trang trí nội thất ở Hội trường Thống Nhất, ảnh chiếc xe EC 6045 – phương tiện chở các chiến sĩ Đội 5 đi đánh Dinh Độc Lập, hình ảnh các cuộc họp của các chiến sĩ biệt động trong thời khắc dầu sôi lửa bỏng…

Cùng với đó, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, cảm kích lòng quả cảm của người chiến sĩ biệt động, đặc biệt là tình yêu cha mình, anh Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) đã cất công sưu tầm hiện vật trưng bày tại căn nhà này để làm di tích lịch sử phục vụ tham quan du lịch và tìm hiểu lịch sử.

Ông bà Đỗ Miển – Nguyễn Thị Sự qua đời, công việc bán cơm tại nhà này được giao lại cho con gái là bà Hai Mão. Hiện nay, cháu ngoại ông Đỗ Miển lại tiếp tục bán cơm tấm và cà phê phục vụ khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.

T.An

 

 

 

 

 

Bình luận (0)