Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ký ức về trường nội trú số 1

Tạp Chí Giáo Dục

Trên đt nưc chúng ta có hàng ngàn ngôi trưng gn bó vi bao thế h hc sinh các cp như mt đa ch nuôi dưng và ươm mm tài năng cho đt nưc mai sau. Trưng Ni trú s 1 (NTS1) do Thành y và S Giáo dc Hà Ni t chc, qun lý nhng năm 1960 là mt ngôi trưng như thế.

Các hc sinh ca trưng NTS1 ngày xưa

Trường ra đời ngay trong lúc Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, liên tục đi sơ tán nhiều nơi, nhưng có nhiệm vụ nuôi dưỡng đào tạo con em các cán bộ trung cao cấp của Hà Nội và Trung ương, con em các tướng lĩnh quân đội đi chiến đấu ở chiến trường miền Nam, làm công tác ngoại giao ở các nước, và cả một số con em lãnh đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng từ miền Nam ra Bắc học tập. Sau đó, một số học sinh lớn đã chuyển sang học các trường Thiếu sinh quân từ đây. Trường chỉ hoạt động mấy năm thời đi sơ tán (trường chấm dứt hoạt động năm 1969) và các lứa học sinh lúc đó còn rất nhỏ, nhưng nhiều ký ức vẫn đọng lại sâu đậm không thể nhạt phai…

c 1: Nh mãi các thy cô thân yêu

Những ngày đầu thành lập, tất cả học sinh cấp I đều ăn, ở, học trong một địa điểm duy nhất là Đình Ãng Phao. Địa điểm sơ tán tiếp theo của trường NTS1 là Thiên Thai, Hà Bắc vào năm 1965. Điểm sơ tán sau cùng là Mai Lĩnh, Hà Đông. Năm 1966, tôi là học sinh lớp mỹ thuật Trường Năng khiếu nghệ thuật Hà Nội, học ghép các môn văn hóa với học sinh trường nội trú. Tôi vẫn nhớ vùng Bảo Tháp Thiên Thai phong cảnh thơ mộng như cái tên của nó, vùng quê trung du này cũng là quê hương quan họ, có mấy cái lô cốt cũ của Pháp trên núi, sau này có quân tình nguyện Trung Quốc đóng quân, họ thường đi phát mấy quyển trước tác Mao Trạch Đông màu đỏ chói mà bọn trẻ chúng tôi chỉ tháo lấy cái bìa làm ví (bóp)… Chúng tôi một buổi học vẽ, một buổi học văn hóa, cứ thế sống dưới tiếng máy bay Mỹ gầm rít trên bầu trời Hà Bắc… Lớp năng khiếu hội họa lúc đó có cô giáo Tạ Diệu Tâm, thầy Cửu Long Giang, hai thầy cô vừa dạy chúng tôi vừa dạy vẽ cho các lớp nội trú. Học sinh thì có các bạn Nguyễn Thị Bình Minh (sau này là Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), Đặng Văn Phú (sau này là KTS-TS-giảng dạy kiến trúc), Tô Hoài Nam (sau này là Trưởng khoa Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM), Nguyễn Trung Tín (sau này là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM), Vũ Hòa (sau này là họa sĩ tại Pháp), Hồng Kim Long (kỹ sư xây dựng), Vũ Thúy Hải (KTS), Huỳnh Dũng Nhân (nhà báo) cùng các bạn Hải, Đệ, Lộc, Phượng, Bình… Thời gian học ghép chỉ có 1 năm nhưng cũng để lại trong lớp mỹ thuật những kỷ niệm dễ thương với các bạn trường nội trú.

Sau nửa thế kỷ, nhờ có mạng xã hội mà các thành viên trường NTS1 kết nối liên lạc được với nhau và bắt đầu họp mặt ôn lại kỷ niệm thời “trẻ trâu”…

Cựu học sinh Vũ Minh Sơn nhớ lại: Tháng 8-1964, đế quốc Mỹ bắt đầu mở chiến dịch ném bom đánh phá miền Bắc. Mùa hè 1965, chị em tôi phải đi sơ tán theo trường NTS1 đến thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Khi đó tôi chuẩn bị vào lớp 4. Lớp tôi được cô giáo Nguyễn Minh Kha làm chủ nhiệm. Cô có hai con trai ít tuổi hơn chúng tôi. Ba mẹ con cô sống cùng nhà với học sinh nữ của lớp. Cô coi chúng tôi như con, thương yêu, dạy dỗ, chăm sóc nhưng cũng rất nghiêm khắc. Bọn con gái lớp tôi đều gọi cô là mẹ.

Cựu học sinh Đỗ Tuấn thì nói: Tôi nhớ nhiều kỷ niệm với thầy Bảo Trọng. Ngoài việc dạy nhạc thầy còn dạy bơi lội và bóng đá. Khái niệm đầu tiên về âm nhạc với tôi là tiếng réo rắt của cây đàn accordion thầy kéo rất say sưa và truyền cảm. Mỗi khi trường có sinh hoạt văn nghệ thì thầy thường hát “Bài ca người đi săn máy bay” rất trầm ấm hào hùng. Vừa hát thầy vừa làm các động tác như bắn thật. Thầy có đứa con trai nhỏ đặt tên là Bắc Hà có lẽ là nhớ kỷ niệm nơi sơ tán Hà Bắc…

c 2: Nhng tháng năm gian kh và nghch ngm

Những ngày đầu, các lớp ở phân tán trong các nhà dân, nhà chùa hoặc ở một khu nhà tranh vách đất trên sườn đồi bên một hồ nước rộng và trong leo lẻo. Căn nhà ở 2 gian, mỗi giường ngủ chung 2 đứa ngủ trở đầu đuôi cho “rộng”. Chênh chếch bên dưới cách khoảng 30m là lớp học, dưới nữa là nhà ăn (không có bếp nấu) và gần đó có một cái “lều WC” hai ngăn – “sức chứa” 4 người đi chung không phân biệt giới tính tuổi tác. Giữa khu nhà cái là sân chơi nền đất – nơi tập trung nghe các cô nói chuyện và là nơi bọn trẻ chơi đá cầu, chơi lò cò hoặc đá bóng làm bằng quả bưởi non rụng. Và cũng không thể quên từ căn nhà ở có giao thông hào nối ra các căn hầm kèo chữ A để trú ẩn khi báo động. Nguyễn Hùng (cựu thành viên trường NTS1) hồi tưởng: Khi ấy, sự yêu thương chăm sóc của các cô các mẹ thật tuyệt vời, nhưng việc ăn uống thì thật kham khổ. Gọi là cơm cho oai chứ khi thì cơm, khi là ngô hay hạt mỳ bung, và món triền miên là “bánh bao”, đúng hơn là nắm bột mỳ luộc mà nhiều khi có màu nâu sậm như mật mía – vừa dẻo vừa cứng, mỗi bữa tiêu chuẩn được hai cái kèm theo một bát canh rau nấu suông.

Theo bạn Vũ Minh Sơn thì ai đã từng ở trường NTS1 đều biết khái niệm “thường, vơi, đầy”. Có nghĩa là muốn ăn no thì bát cơm thứ nhất xới bình thường, bát thứ hai vơi để ăn thật nhanh cho kịp lèn một bát thứ ba thật đầy… Lạ một điều ăn uống gian khổ mà nhiều đứa vẫn xinh xắn trắng trẻo.

Các cu hc sinh ni trú v thăm li nơi sơ tán  Hà Bc

Để thay lời kết, xin trích đăng bài thơ của bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (cựu học sinh trường NTS1):

Một thời

Một thời rất xa 
Chúng mình sơ tán
Một thời dĩ vãng
Đi tránh đạn bom
Một thời trẻ con
Vượt qua gian khó
Một thời lúc nhỏ
Đầu đội mũ rơm
Một thời canh, cơm
Cùng nhau chia sẻ
Một thời có lẽ
Đẹp nhất tuổi thơ
Một thời mong chờ
Mẹ cha, ngày nghỉ
Một thời chăm chỉ
Học tập cùng nhau
Một thời ốm đau
Bạn bè bên cạnh
Một thời cóng lạnh
Cùng đắp chung chăn
Một thời khó khăn
Cùng nhau chịu đựng
Cùng nhau đứng vững
Đến ngày hôm nay
Ngọt, bùi, đắng, cay
Một thời để nhớ…

Thông lệ, cứ cách một chủ nhật là bố mẹ (thường là mẹ) lên thăm. Đứa nào cũng nhớ lịch nên từ sáng sớm đã ra sườn đồi hóng về con đường ven hồ – vui tâng tâng khi thấy mẹ, mắt đỏ hoe khóc tủi nếu trưa rồi mà không thấy. Gặp mẹ là được ăn cơm no do mẹ nấu ở nhờ nhà dân gần đó, là được tiếp tế bánh kẹo và được ăn thêm quả trứng trong nhiều ngày sau đó do mẹ gửi tiền cô giáo mua và luộc hộ. “Thảm” nhất là buổi chiều chủ nhật khi mẹ về, đứa nào cũng khóc, đứa thì đứng im, đứa thì gào thét đòi theo mẹ khiến cô giáo phải vất vả dỗ dành. Khoái nhất là những đêm hè trăng sáng, cả lớp được các cô dẫn ra bờ hồ chơi chạy nhảy – lúc đó ngon ngọt nhất là bát nước sôi để nguội, và khổ nhất là cứ phải mang theo cái mũ bện rơm rộng vành nặng trình trịch để phòng khi báo động.

Vậy nhưng học sinh trường NTS1 lúc đó lắm “anh hùng hào kiệt”, như anh Văn Hùng đá bóng (sau này là tuyển thủ của một đội bóng), anh Lê Công giỏi võ (sau này là HLV võ thuật Quốc gia) hay như các anh Gia Bình, Phương Bình, Công Bình, Trung Bình, Khắc Bình, Toàn Tồ, Đức Minh, Đức Sơn, Trung Hà, Thái Hà, Quốc Toàn, Việt Hùng, Học Hải, Bửu Chí…, những tên tuổi đình đám một thời với các trò chơi nghịch ngợm. Cái câu “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” có lẽ luôn luôn đúng mọi thời đại khác nhau. Thanh Pham là nick một thành viên Hội nội trú nhớ lại: Lúc đó hai nhà nam, nữ cùng chung một ngõ, cách nhau chỉ một cái sân nhà, ngày ngày tối tối đủ mọi trò chọc ghẹo nhau. Có hôm chúng nó làm chúng tớ sợ mất mật khi thấy bên ngoài cửa sổ lấp ló những con ma mặt mũi bôi than đen xì. Nhưng khi múa tập thể thì ngượng đến mấy thì bọn con trai cũng sẵn sàng mở lòng mời các bạn gái, dù chẳng cho cầm tay trực tiếp, nhưng mỗi đứa nắm một đầu cái khăn quàng đỏ chứ chẳng dám cầm tay. Cũng đoàn kết lắm chứ…

Đã nhắc ký ức thì mọi người thường hay ôn cố tri tân, nhắc chuyện nghịch ngợm thời trẻ nhỏ. Nhưng cũng cần nói thêm một điều là những đứa trẻ trường nội trú hồi đó tuy nghịch ngợm nhưng học hành cũng chăm chỉ, siêng năng và nhiều gương học tập chói ngời. Rất nhiều thành viên của trường NTS1 sau này đã tham gia quân đội và vào chiến trường, một số người là những nhân vật thành đạt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng…

Hai bạn nội trú khóa 5 là Lê Khắc Hiệp và Trương Gia Bình sau đó học ĐH ở Liên Xô. Trương Gia Bình về làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam, năm 1988 là thành viên sáng lập Công ty FPT, nay là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT…

Hunh Dũng Nhân

 

Bình luận (0)