Yêu cầu cơ bản của người học ngôn ngữ là kết nối được 2 nền văn hóa
Theo thống kê, kể từ sau năm 2012, hằng năm có từ 80 – 90 công ty Nhật đầu tư mới vào Việt Nam, đến nay đã có trên 1.600 doanh nghiệp Nhật đang đầu tư vào Việt Nam. Khoảng 1.040.000 kết quả tìm kiếm trả về trong vòng 0,45 giây khi research về nhu cầu tuyển dụng nhân sự Tiếng Nhật. Có thể nói, sức hút của tiếng Nhật với các bạn trẻ hiện nay là không thể phủ nhận: cơ hội làm việc phong phú, môi trường làm việc minh bạch, chính sách đãi ngộ và khả năng thăng tiến,… khi làm việc trong doanh nghiệp Nhật là vô cùng tốt. Tuy nhiên, có những điều sau đây các bạn trẻ cần tìm hiểu và lưu ý trước khi bước chân vào ngành học đầy lôi cuốn này:
Trở thành cầu nối – quyết định thành công
Yêu cầu cơ bản của một người học ngôn ngữ là kết nối được 02 nền văn hóa tại nơi mình làm việc, ví dụ đặc biệt là Nhật Bản và Việt Nam, đó cũng chính là yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng. Dù cho bạn làm về lĩnh vực, chuyên môn gì thì công việc của một người học tiếng Nhật chính là cầu nối của hai nhóm nhân sự Việt Nam và Nhật Bản bao gồm đối tác, khách hàng, nhà nước,…. Vì vậy, trách nhiệm và vai trò của một người đảm nhận vị trí Biên – phiên dịch là rất QUAN TRỌNG. Vị trí này như một cầu nối dẫn đến sự thành công của một mối quan hệ hợp tác, một hợp đồng vài mươi tỷ đồng,… Điều đó có thể nói rằng phiên dịch viên tiếng Nhật đang là những người góp phần không nhỏ đến sự thành công của 1.600 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam.
Chuyển ngữ – Dịch thuật
Sự khác biệt giữa Chuyển Ngữ và Dịch Thuật: Chuyển ngữ là chuyển đổi một từ vựng, một câu viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhưng không bao gồm nội dung, ý nghĩa. Hiện nay, bất cứ ai cũng có thể làm điều này một cách rất đơn giản và Google dịch chính là công cụ đang hỗ trợ tốt nhất công việc này. Dịch thuật thì lại khác, người dịch phải tổng hợp được tất cả các yếu tố về con người, hoàn cảnh, tình huống, để đưa ra một bản dịch hoàn chỉnh nhưng vẫn phải giữ nguyên vẹn nội dung, hàm ý của người nói/viết và gửi gắm đúng thông điệp cần chuyển tải. Vì vậy, để trở thành một phiên dịch viên tiếng Nhật thực thụ đòi hỏi người dịch cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Biên – phiên dịch, sự hiểu biết về văn hoá, tập quán của nước bạn bên cạnh đó là sự kiên nhẫn, trau dồi kiến thức không ngừng nghỉ. Sẽ có những ngày rất vất vả đánh vật với những hợp đồng cần phiên dịch “khó nhằn”, sẽ có những giây phút lo lắng hồi hộp khi phiên dịch cho một buổi thương thảo hợp đồng. Nhhưng sau tất cả, thành quả sẽ rất xứng đáng vì chính mình phá vỡ giới hạn của mình.
Mô phỏng những thiếu sót trong phương pháp đào tạo
Theo VietNamWork, có tới 54,7% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tuyển người Việt Nam giỏi tiếng Nhật và am hiểu văn hoá Nhật Bản để có thể theo kịp tiến độ làm việc của công ty. Thực tế, phần lớn sinh viên tiếng Nhật ra trường không có nền tảng kiến thức về ngành nghề cụ thể, chưa xác định được thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân mình. Từ đó, sinh viện gặp phải những thiếu sót về kiến thức, không có định hướng rõ ràng, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Nhật và đặc biệt không chịu nổi áp lực về những quy định thuộc về văn hoá doanh nghiệp. Tại sao? Hầu hết các phiên dịch viên hiện nay nói rằng họ “Không được học” những điều đó suốt 04 năm ở trường và họ phải bắt đầu lại từ đầu để bổ sungchuyên môn, kỹ năng dịch thuật để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.
Vấn đề này đang dần trở nên nghiêm trọng khi số lượng các sinh viên tiếng Nhật không đáp ứng được nhu cầu thực tế hay thậm chí là phiên dịch nhưng người Nhật không hiểu cho thấy chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy hiện nay là không phù hợp thực tế. Nhận thấy được điều này, Cao đẳng Việt Mỹ đã xây dựng chương trình đào tạo Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại dựa trên giáo trình Marugotođược biện soạn bởi tổ chức Japan Foundation dành riêng cho người nước ngoài học tiếng Nhật.
V.M
Bình luận (0)