Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Hồ nước miệng núi lửa trên sao Hỏa biến đổi gây sốc

Tạp Chí Giáo Dục

Một hồ nước tồn tại trên miệng núi lửa trên sao Hỏa bỗng nhiên biến thành gò khô không một giọt nước gây kinh ngạc.
Theo nghiên cứu mới, nguyên nhân hồ nước tồn tại trên miệng núi lửa trên sao Hỏa bỗng nhiên biến thành gò khô chính là do gió trên sao Hỏa. Gió là lực lượng thống lĩnh địa chất mạnh mẽ nhất trên hành tinh Đỏ.
Những gò khô trên sao Hỏa như này đã từng được phát hiện bởi Dự án không gian NASA Vinking trong những năm 1970, nhưng tới nay, cơ quan Rover Curiosity mới tiến hành nghiên cứu và lý giải hiện tượng khó hiểu này.
Gió là lực lượng thống lĩnh địa chất mạnh mẽ nhất trên hành tinh Đỏ.
Gió là lực lượng thống lĩnh địa chất mạnh mẽ nhất trên hành tinh Đỏ. 
Các dấu vết để lại cho thấy gò khô này giờ chỉ toàn là trầm tích đá khổng lồ, có hình dạng kỳ lạ mê hoặc, mà tác nhân gây ra hiện tượng là do gió trên hành tinh Đỏ.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được tại sao gió trên sao Hỏa có thể tác động và biến hóa một miệng núi lửa thành gò khô dễ dàng như thế này.
Để kiểm định, các nhà khoa học tạo ra một miệng núi lửa mini, có kích cỡ 30cm x16cm, đưa cát ướt có nước vào bên trong miệng núi lửa và sau đó đưa toàn bộ công trình vào một đường hầm gió.
Kết quả cho thấy, gió đã làm bốc hơi sạch lượng nước trong cát ẩm giữa miệng núi lửa, cát ướt trở thành cát khô sau đó cũng bị gió thổi bay phân tán ra khỏi miệng núi lửa. Và cuối cùng, gió bào mòn, đã làm thay đổi nhất định lớp địa chất trong miệng núi lửa mini.
Kết quả thí nghiệm này phần nào đã giải thích được vì sao hồ nước trên miệng núi lửa lại có thể biến thành gò khô một cách dễ dàng đến như vậy, tác giả chính Mackenzie Day, một nghiên cứu sinh tại Đại học Texas ở Austin Jackson Trường Khoa học Địa chất cho biết trong một tuyên bố.
Gió đã làm bốc hơi sạch lượng nước trong cát ẩm giữa miệng núi lửa.
Gió đã làm bốc hơi sạch lượng nước trong cát ẩm giữa miệng núi lửa.
Cuộc thí nghiệm được quan sát thông qua một mô hình máy tính, kết quả cho thấy, chuyển động từng đợt gió có tác động nhất định lên hình thù xói mòn của miệng núi lửa.
Trở lại câu chuyện các gò khô, hiện các nhà khoa học đã tìm thấy 30 gò khô lớn nhỏ hình thành vào khoảng 3,7 tỷ năm trước đây ngay trong giai đoạn Noachian(đây là giai đoạn đánh dấu địa chất sao Hoả từ môi trường ẩm ướt chuyển qua khô ráo, cạn dòng mạnh mẽ nhất).
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)