Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đôi bạn đời lưu giữ chiếu trạng ngày xuân

Tạp Chí Giáo Dục

vào tui tht thp c lai hy, v chng ông bà Trn Đc Trí và Trn Th Liu ngoài nhng gi lao đng, li ngi bên nhau cùng viết chuyn trng và k cho con cháu nghe nhng câu chuyn trng ni tiếng quê mình. Vi h, tui tác gn như không my nh hưng đến nhng câu chuyn hài hưc mà ý nghĩa thâm sâu, c vũ tinh thn đ thêm yêu cuc sng!

V chng ông Trí bà Liu bàn bc v chiếu trng đu xuân

1.Bên góc sân nhà ở thôn Tây, xã Vĩnh Tú (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), vợ chồng ông Trí, bà Liệu vừa chặt cây sắn mì để trồng vụ mới vừa rôm rả nói về những câu chuyện trạng chuẩn bị cho chiếu trạng đầu xuân, lần đầu tiên được tổ chức ở xã nhà. Bước qua tuổi 78, đôi tai ông Trí có phần hơi lãng, câu chuyện giữa khách và chủ phải nhờ đến bà Liễu làm “thư ký”, nhưng nói về chuyện trạng, nét mặt ông rạng rỡ hẳn. Ông say sưa kể về thời ấu thơ đến những tháng năm tuổi trẻ làm cán bộ Nhà nước mãi cho đến khi về nghỉ hưu, cuộc đời ông luôn gắn với những câu chuyện trạng.

“Sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Tú này, không đứa trẻ nào không biết đến chuyện trạng”, ông Trí nói. Ông Trí cũng không nằm ngoài số đó. Ngày nhỏ, ông từng được nghe ông bà, cha mẹ kể những câu chuyện trạng trong những giờ lao động mệt nhọc. Rồi chiến tranh diễn ra, chuyện trạng vẫn được duy trì sau những giờ chiến đấu với giặc để quên đi nỗi đau, ám ảnh bom đạn chiến tranh phải đối mặt bên bờ vỹ tuyến 17. Hòa bình, ông Trí vào làm việc ở xí nghiệp gỗ ở huyện. “Hồi nớ, mỗi lần tham gia lao động tập thể là tui kể chuyện trạng cho anh em nghe để họ bớt mệt, không ngờ sự dí dỏm đó lại lọt mắt các anh cán bộ văn hóa huyện. Rồi họ tìm đến mời tui tham gia nói chuyện trạng trong các dịp tuyên truyền văn hóa, văn nghệ. Có lần tui được vào đội kể chuyện trạng của huyện tham gia hội thi văn nghệ có quy mô khá lớn. Nhờ am hiểu về chuyện trạng lại được các anh cán bộ văn hóa hướng dẫn thêm về lối nói, cách nói, ngữ điệu nên lần đó đội tui đạt giải cao nhất”, ông Trí nhớ lại.

2.Ông Trí bảo, chuyện trạng không phải là chuyện bịa mà là câu chuyện có thật, xuất phát từ thực tế hàng ngày, được cường điệu, hư cấu nhưng theo một logic có lý. Chuyện trạng hướng đến tinh thần lạc quan, vượt khó vươn lên trong mọi nghịch cảnh của những người con Vĩnh Tú. Nhấp ngụm nước chè xanh, ông Trí vào chuyện bằng chất giọng nằng nặng: “Nhà có mấy đám ruộng, bữa nớ tui tính đi cày sớm để xong việc cho khỏe nên dặn vợ chuẩn bị cơm nác (nước) để đi cày. Trời đã sáng chi mô, vợ tui đã làm sẵn cho một bù nác (bình nước) chè đặc với một mo cơm nếp xáo với khoai, mùi bay ra nghe thơm phức. Tui khoái quá, liền lùa bò đi một mạch ra tận rú Ông Đồn. Thấy trời vẫn chưa sáng tui cho bò ăn một chặp. Tui nghĩ trong bụng: Phải cày cho sớm, không thì sáng ra trời nóng lắm. Tui liền bắt bò vô cày, sờ từng con thấy con mô con nấy cũng láng cả, không biết con nào là con Ô, con nào là con Dề. Tui bắt hai con vô cày. Mới đầu hắn đi rất mau, tui vừa đi, vừa chạy mới kịp theo hắn. Lạ! Trong bụng tui tự nhủ răng hắn đi mau dữ rứa, hay là hắn được ăn thêm bữa khuya nên có sức đi mau? Chỉ mới loáng mà tui đã cày xong một vạt ruộng. Qua vạt thứ hai tui mới cày được mấy đàng tự nhiên hắn dừng lại không chịu đi nữa. Tui dạo tắc hắn cũng không đi, dạo rì hắn cũng không đi. Tức máu quá tui mới quất cho mấy roi, hắn lồng lên làm cái cày đâm sâu xuống đất nghe kêu rắc rắc. Tui nói: Con bò Dề sáng ni răng mà trở chứng? Rồi hắn xây cái mặt lại với tui. Chằm vằm ra như cái mâm. Trời đã sáng tỏ, rõ ràng đây là cọp đực chứ có phải là bò Dề mô? Tui nói: Con cọp ni báo hại tau rồi. Sẵn cái rựa tui chặt một nhát cái niệt cày đứt làm đôi, tháo cho cọp chạy. Lão lủi một mạch lên rú Ông Đồn mà không dám ngoái cổ lại. Rứa là hắn đã làm tui lỡ mất một bữa cày!”. 

Ngồi cạnh chồng, bà Liệu cười thật tươi: “Chuyện trạng thì kể cả ngày không hết. Thời trẻ thì bận rộn với công việc, từ ngày về hưu ông nhà tui còn sáng tác thêm chuyện trạng để giữ gìn cho con cháu”. “Cũng nhờ bà làm thư kí cho tui, chứ mắt mũi kèm nhèm, tai không sáng rõ thì làm gì được”, ông Trí âu yếm nhìn vợ rồi chuyển chủ đề về chuyện chiếu trạng đầu xuân. Hai mái tóc ngã màu tiêu muối chụm vào nhau, say sưa bàn về chiếu trạng. Tôi đồ rằng ngày trẻ, họ nên duyên chồng vợ cũng từ những chuyện trạng đầy say sưa ấy.

3.Ông Trí nói, việc gầy dựng chiếu trạng đầu xuân nhằm gìn giữ nét văn hóa đã từng tồn tại hàng trăm năm. Chuyện trạng đã cho những người con Vĩnh Tú tinh thần lạc quan hơn trong mọi hoàn cảnh. Từ đó, họ vượt qua bao khó khăn để gầy dựng cuộc sống mới ấm no. Chuyện trạng hình thành, phát triển từ cách đây khoảng 400 năm về trước khi vùng đất ấy còn tên Huỳnh Công. Năm 50 của thế kỷ trước, xã Vĩnh Hoàng được thành lập, thôn Huỳnh Công thuộc xã này, rồi về sau và cho đến nay, thôn thuộc xã Vĩnh Tú. Do chuyện trạng phát triển mạnh nhất vào những năm thuộc xã Vĩnh Hoàng nên người dân gọi là trạng Vĩnh Hoàng. Thời điểm năm 1986, nhà nghiên cứu văn học Võ Xuân Trang, giáo viên Trường CĐ Sư phạm Huế về Vĩnh Tú sưu tầm, xuất bản cuốn “Chuyện trạng Vĩnh Hoàng”. Thời chưa chia tách tỉnh Bình – Trị – Thiên, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh này từng tổ chức hội nghị chuyên đề về “chuyện trạng Vĩnh Hoàng”. Đã là con dân Vĩnh Tú, từ đứa trẻ lên 5 cho đến các bậc cao niên, không ai không kể được chuyện trạng. Nhiều năm nay, có rất nhiều học sinh sinh viên các tỉnh, các nhà nghiên cứu văn hóa về làng trạng Vĩnh Hoàng để tìm hiểu chuyện trạng. Ông Trí cũng từng là một trong những cây trạng tham gia các buổi kể chuyện trạng cho học sinh các trường trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa để hiểu sâu hơn về văn hóa một vùng đất.

Bài, nh: Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)