Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tản mạn ngày khai giảng

Tạp Chí Giáo Dục

“Thầy biết không, ba con nói với con là hồi xưa ba khổ lắm, phải đẩy xe bán hàng rong, ph vic chạy bàn… chứ không sướng như con bây giờ. Con chỉ có mỗi mt việc là học mà học hành chẳng ra hồn thì ba không biết sau này con sẽ làm được gì? Nhưng mà thầy thấy đó, học cũng mệt lắm chứ b. Ba mẹ giỏi thì thử học cho con xem!”.

Theo tác gi, con đưng vào đi ca mi ngưi có trăm ngã r, có vn li đi. Trong nh: Hc sinh lp 12 Trưng THPT Trưng Vương (TP.HCM) đt câu hi trong chương trình tư vn tuyn sinh năm 2019 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc. Ảnh: Đ.Yến

Đây là mẫu đối thoại của học sinh với tôi và có lẽ ít nhất một lần chúng ta đã bắt gặp đâu đó, hoặc chính chúng ta đã từng nghe, hoặc từng nói như thế. Không chỉ dừng lại ở lời giáo dục của ba mẹ với con cái, mà còn là giá trị của sự hoài niệm mang niềm hy vọng cho tương lai… Cố GS. Hoàng Tụy, cây đại thụ của toán học Việt Nam, đã viết như sau trong cuốn sách “Xin được nói thẳng” của mình: “Con em chúng ta bây giờ học hành đầy đủ hơn các thế hệ cha anh. Trường lớp khang trang hơn, sách vở, giấy bút đầy đủ và đẹp hơn. Trước đây mấy chục năm có nằm mơ cũng không thể thấy hàng triệu cô tú cậu tú xin thi vào đại học. Nhưng thử nghĩ lại xem mặt sáng ấy của ta sáng hơn thiên hạ chừng nào, còn mặt tối có ít tối hơn không? Sao ta ưa nhìn kỹ mặt sáng của mình mà không chịu khó dù chỉ một đôi lần nhìn rõ thêm mặt sáng của thiên hạ và mặt tối của ta để tìm ra những giải pháp cần thiết?”.

Trong giáo dục xưa và nay, không thiếu những tấm gương vượt khó học tập. Điển hình như GS. Trương Nguyện Thành xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp (Sài Gòn). Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm. Và còn rất nhiều tấm gương sáng về ý chí nghị lực vươn lên, đạt nhiều thành quả lao động trong nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Mới đây, trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, Vũ Đức Anh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) là thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A cao nhất cả nước với 29,05 điểm (hóa: 10; toán: 9,8; vật lý: 9,25). Sau kỳ thi, Đức Anh theo chú ruột vào TP.HCM lắp biển quảng cáo thuê để dành tiền đỡ đần bố mẹ. Biết tin mình đỗ thủ khoa cũng là lúc em đang ở xa nhà. Đức Anh cho biết em không học thêm gì, chỉ bám sát vào chương trình sách giáo khoa và những gì thầy cô dạy trên trường. Em thường ngày cũng đi ngủ sớm, chỉ có những lần ôn thi là thức đến tận 1 giờ sáng. Vào những ngày nghỉ, thấy bố mẹ vất vả, em cũng thường phụ giúp mẹ đi giao trứng cho khách hàng, nếu không thì trông em (em trai 4 tuổi) để bố mẹ làm việc. Ngay sau khi biết kết quả thi, em đã lên kế hoạch học thêm tiếng Anh và luyện thêm toán cao cấp để vào được lớp Tài năng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Tuy nhiên, ông bà ta có câu “ăn theo thuở, ở theo thời”. Chúng ta không nên áp đặt thước đo cũ để đánh giá cái mới, không nên so sánh khập khiễng thời nay và thời xưa, cũng đừng lấy khó khăn của quá khứ làm cản trở sự phát triển của tương lai. Nếu so khó khăn của cha mẹ đã qua cũng không thấm tháp gì với những vất vả của ông bà thời trước. Vấn đề là tập trung giáo dục ý thức tự lập, tận dụng những điều kiện sẵn có để phát triển tài năng tốt nhất. Có nhiều ý kiến cho rằng: “Thời trước học sinh chỉ học trong sách giáo khoa là đủ, đến trường chỉ nghe thầy cô giảng bài ở lớp rồi về nhà tự ôn bài, tự làm tất cả những bài tập thầy cô cho. Còn bây giờ học sinh học tối ngày sáng đêm, học đến mờ cả mắt, giờ học chiếm cả giờ ăn, giờ ngủ…”. Đó đúng là hiện trạng của học sinh ngày nay. Nhưng đâu phải cứ đem giáo dục thời nay ra so sánh để rồi nuối tiếc ngành giáo dục trước đây. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển đặt ra những yêu cầu khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của công nghệ số đã và đang cuốn chúng ta vào một guồng quay liên tục theo nhịp sống thời đại. Trang bị cho trẻ những kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ… là những điều rất cần thiết mà trước kia giáo dục ít đề cập đến.

Điu làm nên thành công không ch là kiến thc trong sách v hay ch biết đeo đui đam mê, mà đó là quá trình hc hi và s nhy bén ca bn thân, thu hiu đưc nhu cu cn thiết ca khách hàng trong lĩnh vc mình đang chn đ đưa ra nhng chiến lưc phù hp.

Chỉ còn một năm học nữa thì chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức áp dụng (bắt đầu từ năm học 2020-2021 với lớp 1, từ năm học 2021-2022 với lớp 6 và từ năm học 2022-2023 với lớp 10). Những mục tiêu quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thay dần cách dạy truyền thụ kiến thức sang việc hình thành phẩm chất, năng lực cho người học và đưa vào chương trình môn học mới “trải nghiệm sáng tạo”. Theo Tổ chức UNESCO, 4 mục tiêu cơ bản của việc học là: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để cùng chung sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Chúng ta không nên nghiêng về bên này để trách bên kia. Có người còn đưa ra những trường hợp thành công của người nổi tiếng mà không qua trường lớp đào tạo chính quy nào cả, để cổ súy cho việc không cần học giỏi đỗ cao, để rồi học sinh cứ râm ran rỉ tai nhau: “Học hành như cá kho tiêu/ Kho nhiều thì mặn, học nhiều thì ngu”. Đây là điều không nên, bởi vì “Có những người thành công mà chẳng có bằng cấp gì. Nhưng tôi chưa thấy ai không học mà thành công”. Tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft nói như sau: “Trường học có thể hô biến những người thắng và người bại nhưng cuộc sống thì không”. Ông còn nói thêm: “Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả”.

Con đường vào đời có trăm ngã rẽ, có vạn lối đi. Điều làm nên thành công không chỉ là kiến thức trong sách vở hay chỉ biết đeo đuổi đam mê, mà đó là quá trình học hỏi và sự nhạy bén của bản thân, thấu hiểu được nhu cầu cần thiết của khách hàng trong lĩnh vực mình đang chọn để đưa ra những chiến lược phù hợp.

Thanh Phúc

 

Bình luận (0)