Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề liên kết mở nhiều ngành nghề mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thu hút ngưi hc, năm 2020, nhiu trưng ngh đã m ngành ngh mi và đy mnh liên kết đào to, đc bit là các chương trình đào to tiên tiến đưc chuyn giao tc ngoài.


Chương trình chuyn giao t nưc ngoài đang đưc các trưng ngh trin khai tuyn sinh và đào to. Trong nh: Sinh viên Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong gi thc hành

Bt nhp vi th trưng lao đng

Đầu tư mở ngành nghề mới được xem là một trong những giải pháp được các trường TC-CĐ nghề thực hiện để thu hút người học. Cụ thể, năm 2020, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM dự kiến mở 6 ngành mới bậc CĐ, gồm: logistics; công nghệ kỹ thuật môi trường; công nghệ kỹ thuật nhiệt (điện lạnh); điện tử công nghiệp; bảo trì, sửa chữa khung vỏ ô tô; bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí. Tương tự, Trường CĐ Kinh tế TP.HCM cũng dự kiến tuyển sinh mới ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, tiếng Hàn và công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm. Bên cạnh các ngành mới thuộc Khoa Bảo hộ lao động và môi trường như bảo hộ lao động, xử lý nước thải công nghiệp, kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp (công nghệ nước) đã tuyển sinh trong khoảng 3 năm trở lại đây, năm 2020, Trường CĐ Kỹ nghệ II cũng dự kiến mở 4 ngành mới là ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn và ngôn ngữ Trung. Trong khi đó, đại diện bộ phận tuyển sinh Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM cho biết các ngành tuyển mới trong năm nay của trường, gồm: quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn, quản trị du lịch, quản trị lữ hành và kỹ thuật làm bánh. Theo đánh giá, đây là các ngành học liên quan đến nhóm ngành du lịch mà xã hội đang khát nhân lực và cũng là một trong những ngành được tự do dịch chuyển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bên cạnh nhóm ngành này, trường còn dự kiến mở các ngành thuộc khối kỹ thuật như quản lý xây dựng, chế tạo khuôn mẫu, sửa chữa máy tàu thủy, sửa chữa máy nâng thuyền, truyền thông và mạng máy tính… Theo ông Khê Văn Mạnh (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và thẩm định nghề du lịch), để nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, ngoài việc đào tạo chuyên môn, tiếng Anh chuyên ngành cũng được trung tâm đặt lên hàng đầu. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ đào tạo đội ngũ nhân lực làm việc trên du thuyền, liên kết đào tạo tiếp viên hàng không, phi công và các vị trí phục vụ hàng không mặt đất.

Tại hội thảo “Những yêu cầu đổi mới đối với giáo dục nghề nghiệp do số hóa và công nghiệp 4.0 đặt ra”, GS.TS Georg Spottl (ĐH Bremen, Đức) cho rằng việc xây dựng ngành nghề mới là một lẽ, song chương trình đào tạo có thu hút được người học hay không còn là chuyện khác. Từ tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và số hóa, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam phải xác định các lĩnh vực tham chiếu để xây dựng cũng như thay đổi hồ sơ nghề, chương trình đào tạo… Theo đó, GS.TS Georg Spottl khuyến nghị: “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết kế trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên đào tạo nghề, số hóa cho các trường, trung tâm đào tạo nghề là những việc cần làm ngay”.

Đào to theo chương trình chuyn giao

Liên kết đào tạo, đào tạo theo bộ chương trình chuyển giao, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp… đang là xu hướng của các trường nghề với mục tiêu đảm bảo đội ngũ nhân lực có chất lượng, có thể tham gia thị trường lao động trong nước hoặc các chương trình du học nghề, hợp tác lao động tại thị trường Nhật, Hàn Quốc… Nếu như vài năm trước, chương trình chuyển giao từ nước ngoài được các trường áp dụng chỉ dừng lại ở thí điểm theo lựa chọn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) thì bắt đầu từ năm nay, nhiều trường đã tuyển sinh rộng rãi. TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) thông tin, từ chương trình hợp tác, liên kết với đối tác là các trường, viện của nước ngoài, thời gian tới trường sẽ tiếp tục mở rộng tuyển sinh các ngành nghề theo tiêu chuẩn Úc, Đức góp phần giải quyết bài toán nhân lực chất lượng cao cho thị trường cũng như khẳng định vị thế của trường. Tương tự, ông Trần Kim Tuyền (Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM) cho biết với các chương trình đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài, sinh viên ra trường được doanh nghiệp đón nhận. Từ kết quả đó, trường sẽ tiếp tục tuyển sinh một số ngành theo chương trình chuyển giao, đáp ứng yêu cầu của người học cũng như doanh nghiệp. “Theo học chương trình đào tạo chuyển giao từ nước ngoài đòi hỏi đầu vào của sinh viên phải trội hơn về học lực lẫn ngoại ngữ. Ra trường sinh viên được cấp hai bằng, một bằng do trường cấp và một bằng do trường đối tác cấp, có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn châu Âu, đủ điều kiện làm việc ở trong và ngoài nước”, ông Tuyền nói.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhận định, các ngành nghề dự kiến mở trong năm nay đều là những ngành nghề đang rất cần nguồn nhân lực, đặc biệt là các nhóm ngành nghề kỹ thuật theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Khảo sát thị trường, nhu cầu doanh nghiệp và dự báo xu hướng ngành nghề trong tương lai là cơ sở để mở ngành nghề mới. Mạnh dạn bỏ ngành nghề cũ, thay thế bằng ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu mới là hướng đi đúng của các trường. Tuy nhiên, các trường cần đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chương trình, trực tiếp đào tạo để tránh tình trạng sinh viên ra trường không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp, điều này gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc”, ông Lâm lưu ý.

Bài, ảnh: T.Tri

Bình luận (0)