Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đưa “tour 199 ngàn” về với bản làng

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 12 năm đm nhn v trí Ch tch Hi Liên hip Ph n (LHPN) xã Tà Long (huyn Đakrông, Qung Tr), ch H Th Thương mit mài cng hiến bng nhng vic làm thiết thc vi khát vng giúp bà con bn làng quê mình phát trin đi lên.

Gian hàng nông sn t sáng kiến ca ch Thương giúp bà con tìm kiếm th trưng tiêu th

T ch tch hi năng n

Đến xã Tà Long, hỏi về chị Hồ Thị Thương không ai là không biết. Nhiều người nhắc đến chị bằng tình cảm trìu mến bởi sự tận tâm trong công việc. Câu chuyện về nỗ lực của chị còn đáng khâm phục hơn. Hồ Thị Thương là người đồng bào Vân Kiều, sinh ra trong gia đình có tới 7 anh chị em. Bố mất sớm, gánh nặng gia đình đổ dồn lên vai mẹ nên ngay từ nhỏ Thương đã phải theo mẹ lên nương rẫy, ra suối để kiếm cái ăn. Tốt nghiệp THPT, Thương quyết định dừng việc học để đi làm đỡ đần cho mẹ. Nhưng rồi một thời gian sau đó, nhận thấy việc làm thuê sẽ không bền vững, phải tìm kế thoát nghèo nên Thương nộp đơn vào học ngành nông học (Trường Trung cấp NN&PTNT Quảng Trị). Năm 2007, hoàn thành chương trình, Thương trở về xã, được bố trí làm văn phòng Đảng ủy xã. Một năm sau đó, chị được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long.

12 năm trong vai trò Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long, không biết bao nhiêu lượt chị đã đặt chân mình đến 9 thôn bản để tuyên truyền, hướng dẫn bà con thực hiện các nhiệm vụ công tác hội cũng như bày cho bà con cách phát triển kinh tế để nâng cao đời sống. Có thôn, để đến được với bà con, chị phải cuốc bộ băng rừng hàng tiếng đồng hồ.

Vừa làm công tác hội, chị vừa tiếp tục bồi dưỡng thêm kiến thức, hoàn thành chương trình ĐH ngành nông học (Trường ĐH Nông lâm Huế) để có kinh nghiệm giúp bà con phát triển kinh tế. Từ những hướng dẫn của chị, nhiều bà con thay đổi cách canh tác, sản xuất để nâng cao đời sống. Gần đây, chị đưa ra ý tưởng xây dựng gian hàng nông sản địa phương, giúp chị em trong xã có điểm để giới thiệu và bán những nông sản núi rừng do mình làm ra. Ngoài việc lên mạng giúp chị em giới thiệu hàng hóa thông qua hình thức bán online, mỗi tuần gian hàng nông sản này mở cửa 3 lần làm nơi trao đổi hàng hóa cho bà con như: nếp than, rau củ quả, chổi đót…

Đến “tour 199 ngàn” v vi bn làng

Xã Tà Long thuộc huyện Đakrông địa hình hiểm trở nhưng nơi đây có rất nhiều sông, suối, khe chảy giữa những khu rừng già rất đẹp. Nơi đó cũng lưu dấu những năm tháng ấu thơ của Thương cùng bạn bè trong những buổi đi dọc suối bắt cá, mò ốc. “Cảnh quê mình thanh bình và đẹp. Nếu mở được tour du lịch thì không chỉ giúp được bà con cải thiện đời sống mà còn giới thiệu được nét đẹp quê hương với bạn bè khắp nơi”, chị Thương nghĩ và bắt tay thực hiện. Sau 4 năm ròng rã ấp ủ ý định, chị bắt đầu mở tour du lịch trải nghiệm núi rừng chỉ với giá 199 ngàn đồng. Chị Thương bảo đấy là mức giá cả hợp lý để bước đầu đón nhận sự quan tâm của du khách. Vài tháng nay, nhiều du khách ở thành phố Đông Hà, Quảng Bình, nhiều nhóm học sinh có phụ huynh đi kèm đã đăng ký tham gia tour. Họ đã có dịp lưu giữ những bức hình đẹp dọc bờ suối râm mát của xã Tà Long, trải nghiệm hoạt động xúc cá suối, tìm hiểu về các loài cây, rau rừng, nghỉ ngơi và thư giãn giữa chiếc “điều hòa thiên nhiên” của rừng núi mà không cần phải dùng đến sự vận hành của điện và các thiết bị điện tử.

Chị Thương nhẩm tính, đến nay Hội LHPN xã đã tổ chức được khoảng 10 tour du lịch trải nghiệm. Mặc dù có nhiều đơn đặt hàng hơn số đó nhưng hội xác định sẽ làm bằng chất lượng, dần rút kinh nghiệm để hoàn thiện tour thay vì ồ ạt nhận khách. “Tôi nhận thấy ở vùng quê mình có nhiều thuận lợi nếu khai thác du lịch với quy mô vừa phải. Nếu làm tốt sẽ giải quyết được việc làm cho nhiều bạn trẻ. Để làm được điều đó thì chỉ cần trang bị cho các bạn kỹ năng, kiến thức. Từ đó dựa vào thiên nhiên, biến thế mạnh vốn có của mình để mở tour du lịch nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm”, chị Thương chia sẻ.

Về lâu dài, chị Thương cho biết, sau này khi đi vào ổn định, sẽ mở kèm các hoạt động để tạo sự phong phú cho tour như khuyến khích bà con Vân Kiều mở dịch vụ lưu trú homestay, xây dựng mô hình làm rượu cần truyền thống của đồng bào và chế biến các món ăn đặc sản. Với ý tưởng mang ý nghĩa vì cộng đồng này, chị Thương vừa đoạt giải đặc biệt Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp năm 2019 do Hội LHPN tỉnh Quảng Trị tổ chức.

“Tôi đã trải qua những tháng năm gian khổ thời bé, bây giờ có điều kiện được đi học, có nhiều thông tin dễ dàng nắm bắt qua các nguồn tư liệu nên tôi muốn góp một chút sức mình cùng bà con đổi thay nếp nghĩ và phát triển kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống”, chị Thương bộc bạch.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)