Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cha mẹ không nên làm tổn thương trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhng điu hay l phi cha m cn nói vi con đ giúp con trưng thành. Nhưng cũng có nhng câu nói cha m nên kim chế li, đng tht ra, bi nhng câu nói đó dù vô tình hay c ý đu làm tn thương và thui cht nhân cách ca tr.

nh minh ha. Ảnh: I.T

+ Sau khi đi học về, làm bài tập xong mới được đi chơi. Đây là cách thức quản con của không ít bậc cha mẹ với quan niệm làm như vậy để tạo cho trẻ thói quen học trước, chơi sau. Tuy nhiên, đối với trẻ, khả năng làm việc tốt nhất của bộ não là trong khoảng 6-7 tiếng sau khi ngủ dậy. Nếu não làm việc căng thẳng vượt qua giới hạn thời gian này sẽ làm cho trí nhớ giảm sút, khó tiếp thu những tri thức mới, ăn uống không ngon, mất ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau khi đi học về, trẻ đã quá mệt mỏi, căng thẳng nếu bắt học tiếp sẽ gây ra tâm lý chán học, hiệu quả học tập không cao. Cách tốt nhất là để con được vui chơi, vận động thoải mái, sau bữa ăn nghỉ ngơi đã mới làm bài tập. Như thế, sẽ làm tăng thêm tính chủ động trong học tập, tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả và chất lượng việc học của trẻ.

+ Con học đi, những việc khác con không cần phải đụng tay. Có bậc cha mẹ không tiếc gì để tạo điều kiện cho con được học tập một cách tốt nhất. Chỉ cần thấy con chuẩn bị sách vở để học liền nói ngay: “Con chỉ cần tập trung vào học, những việc khác con không cần phải đụng tay”. Họ cho rằng nếu con có yêu cầu gì thì sẵn sàng đáp ứng ngay như chuẩn bị bút, thước, nước uống, bánh kẹo… Như thế mới tạo điều kiện tốt nhất cho con thuận lợi trong việc học. Nhưng các bậc phụ huynh này đã không nhận ra rằng trẻ sẽ lợi dụng lòng tốt của cha mẹ mà trốn tránh trách nhiệm hoặc dựa vào đó để ra điều kiện mặc cả với cha mẹ. Chẳng hạn, khi thấy mọi người đang dọn dẹp nhà cửa, vì ngại làm việc, trẻ lấy cớ làm bài tập chưa xong. Lâu dần trẻ nảy sinh tâm lý lười biếng, ỷ lại. Với những bậc cha mẹ sẵn sàng tự nguyện làm nô lệ cho con thì “sản phẩm” của họ sẽ là những đứa con chỉ biết dựa dẫm, tùy tiện, thiếu chủ động và sức sáng tạo. Chỉ động não mà không động tay thì trẻ khó mà phát triển toàn diện. Xét về góc độ gia đình, khi con cái cùng cha mẹ bắt tay vào làm việc nhà thì đây chính là cơ hội để gắn kết yêu thương, có lợi cho việc xây dựng bầu không khí gia đình ấm cúng. 

+ Con không nên làm cán bộ lớp. Vì quá lo lắng cho tương lai của con nên nhiều khi cha mẹ can thiệp quá sâu vào các hoạt động tập thể của chúng. Có rất nhiều bậc phụ huynh không muốn con mình làm cán bộ lớp vì sợ mất thời gian và ảnh hưởng đến việc học tập. Thực tế, nếu trẻ được tham gia ban cán sự lớp sẽ có nhiều điều kiện để trải nghiệm hơn, đặc biệt là khả năng tư duy độc lập, kỹ năng thuyết phục, quản lý người khác và kỹ năng làm việc nhóm… Do vậy cha mẹ cần loại bỏ định kiến, không nên áp đặt, cấm đoán con làm cán bộ lớp, để không làm tổn thương đến tính tích cực và khả năng tự lập của con. Cha mẹ hãy khéo léo nhắc nhở con đừng quên cán bộ lớp phải học thật tốt thì mới khiến các bạn “tâm phục, khẩu phục” và giúp con giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc lớp và việc học tập của cá nhân.

+ Con chẳng làm được việc gì cho ra hồn. Cách nói này của cha mẹ chẳng khác nào dội một gáo nước lạnh lên đầu con mình khiến chúng mất hết nhuệ khí, sinh lực và niềm nhiệt huyết, chỉ muốn buông xuôi tất cả. Đứa trẻ nào cũng có thể mắc khuyết điểm hoặc hạn chế khi thực hiện công việc. Thay vì chỉ trích, chê bai làm con nản chí, cha mẹ hãy gần gũi, động viên, cùng con khắc phục những hạn chế. Hãy hướng dẫn con tận tình để trẻ biết cách làm tốt hơn những nhiệm vụ được giao. Làm cho bé tự tin và cổ vũ, khích lệ thường xuyên sẽ giúp trẻ có đời sống tinh thần lành mạnh và có động lực để làm việc hiệu quả.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)