Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phóng viên cắm bản ở Trường Sơn

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 11, mi thành viên trong ngôi nhà chung Giáo dc TP.HCM đang háo hc hưng v k nim 25 năm thành lp. Tròn 25 năm, chng đưng y chưa phi quá dài nhưng tôi đ rng, ngn y thi gian đ đ mi chúng tôi thy mình đã gn bó, đã yêu thương và t hào khi đưc cùng nhau sng và làm vic dưi mt mái nhà.

Hơn 8 năm trước, tôi từng gửi những bài viết của mình đến địa chỉ email của tòa soạn Báo Giáo dục TP.HCM với niềm hy vọng tin bài được đăng, dù khi đó tôi chưa hề quen biết ai ở báo. Rồi cơ duyên đưa tôi gắn bó với báo cũng vào một ngày tháng 11-2010, tôi bắt đầu rời quê, xuôi tàu đến thành phố Đà Nẵng và bắt đầu hành trình phóng viên thường trú của mình!

8 năm, ngần ấy mùa tựu trường đi qua, tôi gắn bó với nghề bằng những kỷ niệm buồn vui. Hạnh phúc nhất của nghề có lẽ là được đi, được cảm nhận và viết. Các chuyên trang giáo dục đã cho tôi gặp gỡ, trò chuyện với nhiều thầy cô giáo, nhiều bạn học sinh từ miền ngược cho tới miền xuôi. Được lắng nghe những ước mơ và nhìn thấy những nụ cười trong trẻo của tuổi học trò. Cảm phục hơn nghị lực của những cô cậu học sinh nghèo trong hành trình nỗ lực vượt khó để đến trường. Cảm động trước tấm lòng của những người giáo viên cắm bản đối mặt với muôn vàn gian nan để gieo con chữ giữa chốn rừng thiêng nước độc hay tấm lòng của những người giáo viên đồng bằng, thành phố lặng lẽ hy sinh cho học trò. Để rồi, thông qua những bài viết của mình, tôi thấu hiểu hơn nỗi vất vả của những người thầy, cô giáo như mẹ hiền, thương hơn những em học sinh thiệt thòi. Có những chuyến đi về vùng sâu, vùng xa nơi miền biên giới vào giữa mùa mưa bão hay những ngày đầu năm học mới, tôi càng thấu hiểu hơn sự vất vả cũng như quyết tâm của những hành trình đến trường. Có nhiều thứ, nếu không đi, không lắng nghe thì sẽ không thể cảm nhận được hết.

Là phóng viên thường trú nên ngoài những chuyên đề giáo dục, tôi còn được thỏa sức “cày cấy” trên “mảnh đất” kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế… Đó cũng là nơi cho tôi có thêm cái nhìn đa chiều cuộc sống. Tôi nhớ những chuyến đi ngược núi, tìm đến những bản làng phên dậu của biên giới, được chứng kiến cuộc sống của bà con đồng bào – nơi đời sống chủ yếu dựa vào cây lúa trên rẫy, cây sắn trên nương, được thấy lũ trẻ mong manh trong tấm áo mỏng cũ mèm vượt núi đến trường giữa cái rét buốt da thịt. Hay lần khác, tôi cùng đồng nghiệp cuốc bộ hơn chục cây số men theo con đường mòn với lởm chởm đá, cây bụi hoang dại đến tìm hiểu cuộc sống của bà con làng Vân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) – một làng quê hẻo lánh nép mình bên chân sóng, lưng tựa vào đỉnh đèo Hải Vân từng là nơi “trốn đời” của những phận người không may mắc bệnh phong mấy chục năm về trước. Ở đó, tôi hiểu, phải thật chân thành mới có được sự mở lòng đón nhận và sẻ chia của những người không may bị bệnh tật. Cũng trên cung đường núi của đỉnh đèo Hải Vân, tôi cùng đồng nghiệp của mình từng bám vào khoảng trống giữa hai toa tàu chở hàng, vượt cả chục cây số cheo leo một bên biển, một bên núi cao để đi tìm hiểu về đời sống, công việc của những công nhân bám trụ giữa mây ngàn gió núi, làm nhiệm vụ giữ an toàn và thông tuyến đường ray qua cung đường đèo nguy hiểm bậc nhất miền Trung, có độ cao lên đến 1.700 mét so với mực nước biển…

Những chuyến đi tác nghiệp đó đây ở mảnh đất miền Trung giúp tôi trưởng thành hơn, có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống. Tôi thích cuộc hành trình đi, gặp gỡ và viết. Thú thật, trải qua chặng đường 8 năm gắn bó với ngôi nhà chung Giáo dục TP.HCM, đôi khi tôi cũng vấp phải cảm giác lúng túng, ngỡ ngàng trước một đề tài nào đấy. Điều đó khiến tôi vô cùng trăn trở. Dù không còn bỡ ngỡ như những phóng viên mới vào nghề nhưng đôi khi áp lực là có thật. Những lúc khó khăn, tôi thường nhận được sự động viên, chỉ bảo tận tình các anh chị đi trước như cố Phó Tổng biên tập Lê Ý Cơ, Trưởng ban Nhà trường Trương Tấn Trực, cũng như các anh chị em đồng nghiệp khác ở cơ quan đã giúp tôi “xốc” lại tinh thần để tiếp tục theo đuổi đam mê. Tôi thầm cảm ơn vì điều đó! Cũng chính nhờ sự nhắc nhở đó đã giúp tôi cẩn trọng, chỉn chu hơn trong từng con chữ. Tôi hiểu, đằng sau mỗi tin bài được in trên trang báo đưa đến với bạn đọc, đằng sau bút danh của tôi cũng như các đồng nghiệp khác là công sức của cả tòa soạn – nơi có cả một “guồng máy” với rất nhiều người thầm lặng làm việc từ sớm mai đến tối muộn để biên tập, dàn trang… Nơi đây đã cho tôi cảm giác thân thương, ấm áp của một mái nhà, sau những cuộc hành trình rong ruổi trên các nẻo đường để tìm đề tài và viết.

Nghề báo nhiều vất vả và mỗi ngày vẫn phải trở trăn để tìm kiếm đề tài. Nguồn năng lượng ấy cần được vun đắp liên tục để có được một tác phẩm hay, thông tin đầy đủ đến với bạn đọc. Cũng như nhiều đồng nghiệp, tôi làm việc bằng tình yêu nghề, đam mê con chữ. Niềm vui của tôi đôi khi giản đơn, như khi nhận được một tin nhắn hay cuộc gọi từ thầy cô giáo, học sinh nhắn xin giùm tờ báo Giáo dục TP.HCM để đọc và lưu làm kỷ niệm bài viết về mình. Những lần ấy, ngoài việc dẫn link gửi qua email cho họ, tôi còn nhờ đồng nghiệp ở tòa soạn gửi báo về đúng địa chỉ. Tôi coi đó là một vinh dự và tự hào, lấy đó làm động lực để cố gắng, nỗ lực hơn mỗi ngày!

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)