Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giờ học sinh động ngăn… bỏ học

Tạp Chí Giáo Dục

Bài ging khô khan s tr nên thú v khi giáo viên tích hp lý thuyết và thc hành, xem ngưi hc là bn đ s dng ngôn ng gn gũi, d hiu…

Cô Nguyn Th Ngân và thy Đ Phú Hoàng (th 2 và 3 t trái qua) chia s kinh nghim ging dy trong bui l khen thưng ca UBND TP.HCM

Làm mi bài ging

Đó là những bài giảng được thầy Đỗ Phú Hoàng (giáo viên nghề điện tử tại Trường CĐ Nghề TP.HCM) thiết kế. Thầy Hoàng là một trong những gương mặt nhà giáo vinh dự nhận Bằng khen của UBND TP.HCM sau khi giành giải nhất Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2018.

Thầy Hoàng chia sẻ: “Tại hội giảng vừa qua, tôi phải thực hiện bài giảng tích hợp môn lắp ráp mạch xung đèn điện nhấp nháy. Đây là bài giảng không quá khó nhưng với người học là quá khô khan và khó hơn khi phải thuyết phục ban giám khảo với các tiêu chí quy định. Từ kinh nghiệm đúc kết qua thời gian giảng dạy, tôi đã làm mới bài giảng, có tính sáng tạo đảm bảo người học có thể hoàn thành bài thực hành trong vòng 45 phút”.

Thầy Hoàng cho biết thêm: “Bài giảng này tôi đã chuẩn bị từ rất lâu, được thiết kế theo hướng đưa kiến thức thực tiễn vào bài học nên trực quan sinh động, thu hút người học và đặc biệt là sau tiết học, các em tự tin hoàn thiện yêu cầu đúng thời gian. Để cập nhật những nội dung, yêu cầu mới từ thực tiễn, tôi đã dành hơn 2 tháng để làm mô hình bo mạch chạy ứng dụng. Đây cũng là điểm mới trong bài giảng tích hợp mà bắt buộc người dạy luôn sáng tạo mang lại cái mới, gây hứng thú cho người học”.

Có thể nói giải nhất mà thầy Hoàng giành được tại Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2018 là phần thưởng xứng đáng với những công sức mà thầy đã bỏ ra. Được biết, trước khi về giảng dạy tại Trường CĐ Nghề TP.HCM, thầy Hoàng đã có nhiều năm làm nhân viên bảo trì thiết bị điện tại một doanh nghiệp.

Xem ngưi hc là bn

Ngoài giải nhất tại Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm nay, cô Nguyễn Thị Ngân (giảng  viên Khoa Kế toán – Tài chính tại Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM) còn giành 2 giải phụ gồm giải ứng dụng CNTT hiệu quả nhất và giải giáo viên trẻ do Trung ương Đoàn trao tặng.

Xuất phát từ thực tế bài giảng khô khan, thiếu sinh động khiến sinh viên chán nản, cô Ngân đã bỏ công sức làm sinh động hơn với lối dẫn chuyện hài hước, từ những cái bắt đầu đơn giản, nhẹ nhàng vậy mà lại gây hiệu ứng tích cực. Bài giảng thực hành “Kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ” của cô Ngân đã chinh phục được Ban giám khảo bởi đã khai thác thuế điện tử, sơ đồ tư duy và ứng dụng công nghệ thông tin.

Trước đó, tại các tiết dạy trên lớp, cô Ngân đã cho sinh viên thảo luận nhằm ghi nhận khả năng tiếp thu của người học đến đâu, qua đó điều chỉnh lại để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Bài giảng này còn cung cấp cho sinh viên nhiều kỹ năng mà khi ra trường đi làm, doanh nghiệp rất cần, thậm chí đòi hỏi cao.

Cô Ngân tâm sự: “May mắn cho tôi khi được công tác tại trường mà tập thể sư phạm quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Từ thuận lợi đó, tôi có điều kiện để triển khai bài giảng tích hợp. Thực tế, ở một bài giảng đại trà có thể chuyển tải hết nội dung nhưng khó đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, ở bài giảng tích hợp, nếu có phương pháp, biết tổ chức tích hợp lý thuyết và thực hành sẽ kích thích tư duy người học. Lúc này người dạy không phải chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để người học chủ động. Học trò của tôi, có em chỉ vừa tốt nghiệp THCS, một bộ phận còn ham chơi chưa chú tâm học tập. Vì vậy bài giảng của tôi thiết kế lồng ghép ví dụ, mô hình sinh động, sử sụng ngôn ngữ gần gũi và có chút hài hước để các em quên đi nặng nề của việc học”.

Chia sẻ về những công việc sắp tới, cô Ngân cho biết: “Tôi sẽ cố gắng học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, vận dụng và cập nhật kiến thức mới, trau dồi thêm kỹ năng để có thể cung cấp cho các em kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

T.Anh

 

Bình luận (0)