Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Mặc áo dài là giữ gìn văn hóa Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, S GD-ĐT TP.HCM đã ban hành văn bn yêu cu các trưng THPT, trung tâm GDTX trên đa bàn thành ph phi cho hc sinh n mc áo dài vào ngày đu tun và khuyến khích các trưng cho hc sinh mc 2 ln/tun.

Hc sinh n Trưng THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) mc áo dài ngi hc trong lp

Trao đổi với Giáo dục TP.HCM, lãnh đạo và giáo viên nhiều trường học đã bày tỏ sự đồng tình trước quy định này.

Không tôn vinh, áo dài s dn biến mt

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) nhìn nhận: TP.HCM có một điều khá bất tiện là thời tiết nắng nóng, diện tích có cây xanh cho bóng mát không nhiều như những địa phương khác. Điều này tuy hơi bất tiện cho nữ sinh khi mặc áo dài nhưng quy định nữ sinh mặc áo dài 1-2 ngày/tuần là hoàn toàn hợp lý. “Nếu không tự tôn văn hóa của đất nước mình thì sự du nhập văn hóa ngoại lai sẽ dần làm mất đi giá trị truyền thống, mà sự việc giới trẻ mặc áo dài Trung Quốc trong đợt Tết nguyên đán vừa qua là một ví dụ điển hình. Áo dài không đơn thuần là một bộ trang phục mà còn là thuần phong mỹ tục, là di sản mà chỉ Việt Nam mới có. Ngay từ “áo dài” cũng là một danh từ riêng trong từ điển quốc tế. Và thậm chí, từ “áo dài” cũng trở thành danh từ riêng dành cho nữ sinh Việt Nam”, thầy Phú nói.

Hin nay Trưng THPT Trưng Vương là đơn v cho hc sinh n mc áo dài vào 2 bui sáng th 2 và th 5 hàng tun. Còn Trưng THPT Nguyn Du, sau 11 năm không có n sinh mc áo dài, bt đu t năm hc này cũng có s thay đi. Theo đó, ngoài vic mi din gi H Nht Quang đến nói chuyn vi các em hc sinh v áo dài, v ý nghĩa ca vic mc áo dài, trưng cũng yêu cu hc sinh n mc áo dài vào ngày th 2 và các ngày l trong năm.

N sinh Trưng THPT Trưng Vương (TP.HCM) din áo dài trong chương trình hưng nghip do Báo Giáo dc TP.HCM t chc

Trước nhiều ý kiến cho rằng nữ sinh mặc áo dài không thoải mái, thầy Phú cho biết hiếm có bộ trang phục nào vừa trang trọng, vừa kín đáo mà lại đẹp và duyên dáng như áo dài, nhất là áo dài nữ sinh. Khi khoác lên tà áo dài, các em sẽ cảm nhận được hồn dân tộc, niềm kiêu hãnh, cảm nhận được nét đoan trang, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.

Cùng quan điểm này, cô Lê Thùy Trang (giáo viên bộ môn văn Trường THPT Nguyễn Khuyến) đánh giá: Áo dài tuy không năng động như áo thun, quần jean, váy dành cho học sinh trung học nhưng chính điều đó lại khiến các em tự động chú ý hơn đến cách đi đứng, nói năng, giúp các em nữ tính hơn. “Nữ sinh khi mặc áo dài sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi nhất định trong việc đi đứng, như cách vận áo làm sao để không vướng khi đi xe mà vẫn duyên dáng, khi vui chơi, chạy nhảy; cách chọn giày dép để phù hợp với áo dài; cách đi đứng làm sao để tà áo bay nhẹ nhàng mà vẫn kín đáo, cách nói năng làm sao để nhập thân cùng với áo dài… Tuy nhiên, tôi cho rằng đây không phải là sự bất tiện mà chính là điều kiện để các em chú ý hơn đến tác phong, chỉn chu hơn trong cách ăn mặc, đi đứng nói năng. Mặc áo dài các em vẫn có thể sinh hoạt, vui chơi như bình thường”, cô Trang khẳng định.

“Em thích các bn n mc áo dài”

“Hiếm có b trang phc nào va trang trng, va kín đáo mà li đp và duyên dáng như áo dài, nht là áo dài n sinh”, thy Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du) nói.

Cô Trương Thị Bích Thủy (Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương) cho biết khi cô hỏi các học sinh nam trong trường về trang phục của bạn nữ, các em đều khẳng định: “Em rất thích các bạn nữ mặc áo dài”. Bản thân cô Thủy cũng rất thích nhìn hình ảnh nữ sinh trung học trong tà áo dài trắng tinh khôi vì đó là sự dịu dàng, là nét đẹp duyên dáng cần thiết cho môi trường giáo dục. “Dù áo dài có những nét đặc trưng thuộc về khuôn khổ nhưng chính điều đó lại giáo dục các em nhiều hơn về ý thức, về trách nhiệm đối với trang phục mình đang mặc. Không chỉ thế, áo dài còn góp phần giúp các em nề nếp, cẩn thận hơn, biết gìn giữ bản thân, con người mình trước nhiều cám dỗ. Ngay các học sinh nam cũng có xu hướng tỏ ra cư xử nhẹ nhàng, ga lăng, cẩn thận hơn với bạn nữ mặc áo dài”, cô Thủy nói.

Ngc Anh

 

 

 

Bình luận (0)