Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Phát hiện một hành tinh kỳ lạ quay quanh 3 ngôi sao

Tạp Chí Giáo Dục

Một nhóm các nhà thiên văn học ngày 7/7 cho biết, vừa phát hiện một hành tinh rất kỳ lạ nằm ngoài hệ Mặt trời, quay quanh 3 ngôi sao.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Mỹ ngày 7/7 được coi là một phát hiện rất đáng chú ý bởi thông thường trong vũ trụ các hành tinh chỉ quay quanh một ngôi sao chủ [còn gọi là mặt trời của hành tinh đó-ND].
Mới đây, giới thiên văn học cũng đã phát hiện một số hành tinh có tới 2 mặt trời (hệ sao nhị phân, hệ sao đôi). Tuy nhiên, một hành tinh cùng lúc quay quanh tới 3 ngôi sao là vô cùng hiếm.
Hành tinh kỳ lạ (ngoài cùng bên trái) đang quay quanh một trong 3 ngôi sao chủ của nó.
Hành tinh kỳ lạ (ngoài cùng bên trái) đang quay quanh một trong 3 ngôi sao chủ của nó.
Hành tinh kỳ lạ đã được đặt tên là HD 1311399Ab, nằm cách Trái đất khoảng 340 năm ánh sáng trong chòm sao Nhân mã (Centarurus). Thiên thể khí này được cho là tương đối trẻ- khoảng 16 triệu năm tuổi.
Đây là hành tinh nhỏ nhất được phát hiện bên ngoài Hệ mặt trời. Khối lượng của nó được cho gấp 4 lần so với sao Mộc (hành tinh khí lớn nhất trong Hệ mặt trời).
Qua quan sát bằng kính thiên văn SPHERE, hành tinh kỳ lạ này quay quanh điểm sáng nhất của ba ngôi sao trên một đường thẳng rất dài và rộng. Cả 3 ngôi sao đều tự quay xung quanh nhau.
Nhóm các nhà thiên văn đã phát hiện hành tinh lạ này khi sử dụng công cụ thiên văn SPHERE đặt tại Đài thiên văn Nam Châu Âu (ESO) ở Chile. Đâylà một trong những công cụ thiên văn hiện đại nhất chuyên tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác.
Quang phố cực lớn của công cụ này rất nhạy với loại ánh sáng hồng ngoại, có khả năng phát hiện dấu hiệu nhiệt của các hành tinh trong, ngoài vũ trụ. Hiện nhóm nghiên cứu Đại học Arizona đang muốn biết rằng điều gì sẽ xảy ra nếu như trong một ngày tại Hành tinh kỳ lạ đó có tới 3 thời khắc Bình minh và Hoàng hôn.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)