Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm và định hướng mục tiêu đào tạo sau đại học”

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng ngày 29/07, trường ĐH Văn Hiến đã tổ chức buổi hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm đào tạo sau đại học giữa các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và đội ngũ giảng viên bậc sau đại học nhằm định hướng mục tiêu niên khóa 2016 – 2017 và chiến lược phát triển ngành đào tạo sau đại học hướng đến năm 2020 của trường.

Thư viện trường ĐH Văn Hiến.

Tại chương trình, TS Bùi Hồng Quân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học như: Xây dựng chuẩn đầu ra đào tạo gắn với nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai để định hướng cho hoạt động đào tạo; gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, nhà sử dụng lao động trong quá trình đào tạo; quan tâm đến công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau đào tạo và xem đây là một trong những lợi thế cạnh tranh, thu hút người học; nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, mời các nhà doanh nghiệp tham gia giảng dạy để tăng cường tính thực tiễn cho người học.

PGS.TS Trần Văn Thiện Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến phát biểu.

Một trong những yếu tố có ý nghĩa đặc biệt trong đào tạo sau đại học chính là chuẩn đầu ra. Hiện nay, các trường đều có chuẩn đầu ra cho thạc sĩ dựa trên quy định chung của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, không phải cơ sở đào tạo nào cũng xây dựng chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu của thị trường lao động trong khi đây là yêu cầu qua trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Nếu việc xây dựng chuẩn đầu ra gắn liền với yêu cầu và nhu cầu của thị trường lao động sẽ giúp cho người học có cơ hội việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

TS. Huỳnh Thanh Điền trình bày tham luận tại hội thảo.

Cũng theo TS Huỳnh Thanh Điền – TCT 28, điểm mấu chốt của mọi bài học kinh nghiệm đều tuân thủ nguyên tắc về mối liên hệ chặt chẽ giữa nâng caochất lượng và tăng trưởng quy mô đào tạo. Vì vậy, nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình đào tạo là chăm chút chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trên các khía cạnh về cơ sở vật chất, chăm sóc và quản lý lớp học đội ngũ quản lý, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên phù hợp với đối tượng người học và phù hợp với đặc thù của bối cảnh hội nhập.

Do vậy, chính yếu tố chất lượng mới là thông điệp quan trọng trong định hình “chữ tín” làm cơ sở để phát đi tín hiệu truyền thông hiệu quả cho công tác tuyển sinh, tăng trưởng quy mô của cơ sở đào tạo, ông Điền nhấn mạnh.

P.V

Bình luận (0)