Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thời tiết nóng nực, trẻ mắc tiêu chảy tăng gấp 3 lần

Tạp Chí Giáo Dục

Thời tiết nóng nực, trẻ mắc tiêu chảy tăng gấp 3 lần

Thứ sáu, 01/04/2016, 10:20 (GMT+7)

(SGGPO).- Những ngày qua, theo ghi nhận tại hai bệnh viện Nhi đồng 1, 2 (TPHCM) số lượng trẻ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy đến khám và điều trị rất đông.

Tại bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi ngày ước tính hiện có tới 800 trẻ mắc tiêu chảy tới khám, điều trị. Tăng gần gấp 3 lần (300 trẻ/ngày) so với ngày bình thường. Bên cạnh đó trẻ đến khám điều trị các bệnh lý về hô hấp cũng khá đông. Tại bệnh viện Nhi đồng 2, hiện trẻ khám tiêu hoá và hô hấp chiếm gần 80% lượng trẻ tới khám bệnh.

Theo Ths.BS Đinh Thạc, Trưởng đơn vị truyền thông bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết vào thời điểm giao mùa, thời tiết trong ngày có những thay đổi bất thường, đặc biệt là buổi trưa rất nóng. Bên cạnh sự thất thường của thời tiết đã khiên cơ thể trẻ dễ bị ảnh hưởng thì thời điểm này nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cũng đang có điều kiện trỗi dậy. Hiện có các nhóm bệnh đáng lưu ý là tiêu chảy. Trẻ mắc bệnh tiêu chảy thường có các biểu hiện sau: trẻ sốt cao, đi tiêu lỏng, có nhớt, máu… nguyên nhân là do trẻ ăn, uống phải các đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh hoặc ôi thiu.

Theo thống kê tại bệnh viện Nhi đồng 1, cứ hai trẻ nhập viện điều trị do tiêu chảy thì có 1 trẻ bị tiêu chảy do nhiễm Rota vi rút. Đây là loại vi rút gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ vì nó lây lan qua đường ăn uống và tiêu hóa. Khi trẻ ăn uống tiếp xúc với các đồ chơi có nhiễm vi rút này mà đưa vào miệng thì vi rút này sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, nếu gia đình theo dõi chặt chẽ  và xử trí đúng cách thì trẻ có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng khá nặng phải điều trị lâu và gây những biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1, trẻ mắc bệnh hô hấp khá thường gặp bởi phần lớn vi rút gây bệnh khá lành tính, nó khiến trẻ mắc các triệu chứng như ho, sốt 3-4 ngày rồi khỏi. Thời điểm này, trẻ mắc bệnh hô hấp tới khám có thể tăng nhưng lượng trẻ nhập viện điều trị thì vẫn ổn định. Tuy nhiên,các bậc phụ huynh cũng nên cẩn trọng vì có những trường hợp do phụ huynh chủ quan nên cũng xảy ra biến chứng nguy hiểm khiến trẻ phải nhập viện cấp cứu. 

Bên cạnh hai bệnh lý điển hình trên thì vào thời điểm này các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý các căn bệnh khác như: bệnh trái rạ, thủy đậu, sởi Rubela, tay chân miệng, sốt xuất huyết. cúm. … Theo bác sĩ Đinh Thạc, để phòng bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ ra ngoài vào thời điểm trưa nắng hoặc trời mưa. Giữ thân nhiệt cho trẻ ổn định, tránh cho trẻ nằm máy lạnh với nhiệt độ quá thấp. Giữ  vệ sinh cho trẻ và môi trường sống, rửa tay, đồ chơi cho trẻ thường xuyên và trước khi ăn. Ăn chín uống sôi, không cho trẻ ăn những đồ ăn để quá lâu hoặc đồ ăn không rõ nguồn gốc.

Hoàng Tuyết

– See more at: http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/4/416623/#sthash.9OWt2gS2.dpuf

Những ngày qua, theo ghi nhận tại hai bệnh viện Nhi đồng 1, 2 (TPHCM) số lượng trẻ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy đến khám và điều trị rất đông.
Tại bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi ngày ước tính hiện có tới 800 trẻ mắc tiêu chảy tới khám, điều trị. Tăng gần gấp 3 lần (300 trẻ/ngày) so với ngày bình thường. Bên cạnh đó trẻ đến khám điều trị các bệnh lý về hô hấp cũng khá đông. Tại bệnh viện Nhi đồng 2, hiện trẻ khám tiêu hoá và hô hấp chiếm gần 80% lượng trẻ tới khám bệnh.
Theo Ths.BS Đinh Thạc, Trưởng đơn vị truyền thông bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết vào thời điểm giao mùa, thời tiết trong ngày có những thay đổi bất thường, đặc biệt là buổi trưa rất nóng. Bên cạnh sự thất thường của thời tiết đã khiên cơ thể trẻ dễ bị ảnh hưởng thì thời điểm này nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cũng đang có điều kiện trỗi dậy. Hiện có các nhóm bệnh đáng lưu ý là tiêu chảy. Trẻ mắc bệnh tiêu chảy thường có các biểu hiện sau: trẻ sốt cao, đi tiêu lỏng, có nhớt, máu… nguyên nhân là do trẻ ăn, uống phải các đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh hoặc ôi thiu.

Theo thống kê tại bệnh viện Nhi đồng 1, cứ hai trẻ nhập viện điều trị do tiêu chảy thì có 1 trẻ bị tiêu chảy do nhiễm Rota vi rút. Đây là loại vi rút gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ vì nó lây lan qua đường ăn uống và tiêu hóa. Khi trẻ ăn uống tiếp xúc với các đồ chơi có nhiễm vi rút này mà đưa vào miệng thì vi rút này sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, nếu gia đình theo dõi chặt chẽ  và xử trí đúng cách thì trẻ có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng khá nặng phải điều trị lâu và gây những biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1, trẻ mắc bệnh hô hấp khá thường gặp bởi phần lớn vi rút gây bệnh khá lành tính, nó khiến trẻ mắc các triệu chứng như ho, sốt 3-4 ngày rồi khỏi. Thời điểm này, trẻ mắc bệnh hô hấp tới khám có thể tăng nhưng lượng trẻ nhập viện điều trị thì vẫn ổn định. Tuy nhiên,các bậc phụ huynh cũng nên cẩn trọng vì có những trường hợp do phụ huynh chủ quan nên cũng xảy ra biến chứng nguy hiểm khiến trẻ phải nhập viện cấp cứu.
Bên cạnh hai bệnh lý điển hình trên thì vào thời điểm này các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý các căn bệnh khác như: bệnh trái rạ, thủy đậu, sởi Rubela, tay chân miệng, sốt xuất huyết. cúm. … Theo bác sĩ Đinh Thạc, để phòng bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ ra ngoài vào thời điểm trưa nắng hoặc trời mưa. Giữ thân nhiệt cho trẻ ổn định, tránh cho trẻ nằm máy lạnh với nhiệt độ quá thấp. Giữ  vệ sinh cho trẻ và môi trường sống, rửa tay, đồ chơi cho trẻ thường xuyên và trước khi ăn. Ăn chín uống sôi, không cho trẻ ăn những đồ ăn để quá lâu hoặc đồ ăn không rõ nguồn gốc.

Hoàng Tuyết (SGGP)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)