Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Giám sát cảnh sát giao thông: Hiểu thế nào cho đúng?

Tạp Chí Giáo Dục

Gn đây trên cc liên tc xy ra nhiu trưng hp ngưi dân quay phim, đòi kim tra chuyên đ, cn tr cnh sát giao thông (CSGT) làm nhim v, nh hưng đến công tác đm bo trt t an toàn giao thông.


Vic li dng dân ch đ cn tr, chng ngưi thi hành công v, tùy vào mc đ hành vi có th xem xét x pht hành chính hoc s b truy cu trách nhim hình s v ti chng ngưi thi hành công v

Ngưi dân đưc giám sát cnh sát giao thông

Những đoạn clip dài ngắn ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ được người dân quay và phát trực tiếp liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, lan truyền với tốc độ chóng mặt. Người dân cho rằng, việc ghi clip, hình ảnh đó là quyền giám sát CSGT theo quy định của pháp luật, liệu họ đúng hay không?

Clip ghi hình, cản trở CSGT đang làm nhiệm vụ gây xôn xao dư luận trong những ngày qua được xác định tại khu vực cổng KCN Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, TP.HCM). Cụ thể là đêm 21-2, một nhóm người dùng nhiều điện thoại quay phim CSGT đang làm việc với người vi phạm. Không chỉ ghi hình, nhóm này còn cản trở CSGT làm nhiệm vụ, đòi kiểm tra chuyên đề và các thiết bị nghiệp vụ.

Báo cáo với Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08), Công an TP.HCM, Đội CSGT Phú Lâm cho biết, thời gian qua nhóm người này thường xuyên xuất hiện tại các chốt làm việc của đơn vị. Đáng nói là họ không liên quan gì đến người vi phạm mà CSGT đang làm việc.

Để người dân hiểu đúng hơn về “giám sát”, PC08 Công an TP đã áp dụng các hình thức công khai theo Thông tư 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an về quy định thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Cụ thể, có 4 hình thức công khai mà PC08, Công an TP.HCM áp dụng gồm: Đăng tải trên trang thông tin điện tử của phòng http://csgt.catphcm.bocongan.gov.vn); Niêm yết tại trụ sở các đội, trạm CSGT; Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua buổi tiếp công dân.

Việc công khai thông tin nhằm giúp người dân theo dõi và giám sát các hoạt động của CSGT nhưng phải đảm bảo khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không cản trở ảnh hưởng đến người đang làm nhiệm vụ.

Phi đm bo khách quan, đúng quy đnh ca pháp lut

Luật sư Trần Thảo Uyên (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, Thông tư 67 với mục đích nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, người dân giám sát công an nhân dân phải đảm bảo khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không cản trở ảnh hưởng đến người đang làm nhiệm vụ. Việc lợi dụng dân chủ để cản trở, chống người thi hành công vụ, tùy vào mức độ hành vi có thể  xem xét xử phạt hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ…

“Trưng hp đ căn c xác đnh ngưi thc hin quyn giám sát CSGT nhưng có hành vi cn tr ngưi thi hành công v thì có th b x pht vi phm hành chính theo Ngh đnh 167/2023-NĐ-CP” – lut sư Trn Tho Uyên (Đoàn lut sư TP.HCM) cho biết!

Trường hợp đủ căn cứ xác định người thực hiện quyền giám sát CSGT nhưng có hành vi cản trở người thi hành công vụ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2023-NĐ-CP.            

Theo luật sư Uyên, việc nhân dân giám sát công an nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được quy định tại Điều 10 của thông tư này. Theo đó, việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ. Việc nhân dân giám sát công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ.

Và để thực hiện giám sát những việc được quy định tại Điều 10, thì người dân được giám sát các hoạt động của CSGT được quy định tại Điều 11 của thông tư này thông qua 5 hình thức; Thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ. Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).

T.Anh – M.Tuyết

Bình luận (0)