Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Năm học 2010-2011: Học phí phổ thông cao nhất 200.000 – ĐH 340.000 đồng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm học 2010-2011, mức học phí mầm non và phổ thông cao nhất là 200.000 đồng/tháng/HS và thấp nhất là 5.000 đồng. Bậc đại học mức thu thấp nhất là 290.000 đồng và cao nhất là nhóm Y dược với mức thu 340 đồng/tháng. Mức này sẽ được tăng đều qua các năm và đến năm học 2014-2015 nhóm Y dược sẽ thu 800.000 đồng/tháng/SV.
Ngày 14/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
Theo đó, đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phù hợp với điều kiện kinhh tế của từng địa bàn dân cư khả năng đóng góp thực tế của người dân. Trong giai đoạn trên, mức học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.
Từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Căn cứ khung học phí này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế các vùng của địa phương mình.
Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo.
Đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học công lập mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học.
Học phí phổ thông năm học tới thấp nhất là 5.000 đồng/tháng. Ảnh: Bảo Anh
 Khung học phí của giáo dục mầm non và phổ thông đại trà năm học 2010-2011:
Vùng
Năm học 2010-2011
1. Thành thị
Từ 40.000 – 200.000 đồng/học sinh/tháng
2. Nông thôn
Từ 20.000 – 80.000 đồng/học sinh/tháng
3. Miền núi
Từ 5.000 – 40.000 đồng/học sinh/tháng
 Mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015:
Nhóm ngành
Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015
1.Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản
290
355
420
485
550
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
310
395
480
565
650
3. Y dược
340
455
570
685
800
(Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên)
 Mức trần học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn trên được xác định theo hệ số điều chỉnh:
Trình độ đào tạo
Hệ số so với đại học
1. Trung cấp chuyên nghiệp
0,7
2. Cao đẳng
0,8
3. Đại học
1
4. Đào tạo thạc sĩ
1,5
5. Đào tạo tiến sĩ
2,5
 Mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập được quy định:
(Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên)
Tên mã nghề
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
TCN
CĐN
TCN
CĐN
TCN
CĐN
TCN
CĐN
TCN
CĐN
1. Báo chí và thông tin; pháp luật
200
220
210
230
230
250
240
260
250
280
2. Toán và thống kê
210
230
220
240
240
260
250
270
270
290
3. Nhân văn: khoa học xã hội và hành vi; kinh doanhh và quản lý; dịch vụ xã hội
220
240
230
250
250
270
260
290
280
300
4.Nông, lâm nghiệp và thủy sản
250
290
270
310
280
330
300
350
310
360
5. Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân
280
300
300
320
310
340
330
360
350
380
6. Nghệ thuật
310
340
330
360
350
390
370
410
400
430
7. Sức khỏe
320
350
340
370
360
390
380
420
400
440
8. Thú ý
340
370
360
400
390
420
410
440
430
470
9. Khoa học sự sống; sản xuất và chế biến
350
380
370
410
390
430
420
460
440
480
10.An ninh, quốc phòng
380
410
400
440
430
460
450
490
480
520
11. Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật
400
440
430
470
450
500
480
530
510
560
12. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường
410
450
440
480
460
510
490
540
520
570
13. Khoa học tự nhiên
420
460
450
490
480
520
500
550
530
580
14. Khác
430
470
460
500
490
540
520
570
550
600
15. Dịch vụ vận tải
480
530
510
560
540
600
570
630
600
670
 Cũng theo Nghị định này, học phí đối với sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên được thu theo thỏa thuận với người học nghề. Học phí đào tạo theo phương thức GDTX không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
Học phí đào tạo theo tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức:
Học phí =  "Tổng học phí toàn khóa" chia cho "Tổng số tín chỉ toàn khóa"
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học.
Ngoài ra, học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao hay học phí đối với người nước ngoài ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở giáo dục quyết định và phải công khai đến người học trước khi tuyển sinh.
Đồng thời, Nghị định cũng quy định rõ 9 đối tượng được miễn học phí.
Bảo Anh / Vietnamnet

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)