Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Đề xuất “khai tử” xe tự chế

Tạp Chí Giáo Dục

S GTVT TP.HCM va có t trình gi UBND TP v phương án điu chnh, t chc lưu thông đi vi xe cơ gii 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh t chế trên đa bàn TP. Theo đó, sau 2025, chm dt hoàn toàn hot đng đi vi loi phương tin này trên đa bàn TP.HCM.


Đ xut sau 2025, chm dt hoàn toàn hot đng đi vi loi phương tin này trên đa bàn TP.HCM

Nhu cu s dng cao

Nhiều năm qua, không khó để bắt gặp hình ảnh xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh tự chế lưu thông trên đường, nhất là những khu vực kinh doanh vật liệu xây dựng, các cửa hàng gia dụng, trang trí nội thất hay gần khu vực chợ. Do đặc điểm nhỏ gọn, các loại xe này được người dân tin dùng vì có thể giao hàng hóa tới mọi nơi, kể cả những con hẻm nhỏ trên địa bàn TP.  Chỉ cần tốn từ 250 ngàn đồng/chuyến với những đoạn đường gần, dễ đi, ít công an tuần tra là khách hàng có thể thuê những chiếc xe này chở hàng hóa.

Điển hình như khu vực đường Phạm Thế Hiển (Q.8) mỗi ngày có hàng chục chiếc xe 3-4 bánh tự chế lưu thông tấp nập. Hầu hết những chiếc xe này thuộc sở hữu của những người bán hàng rong, trái cây… và được “chế” lại để phục vụ việc mua bán hàng ngày. Đến khu phố bán đồ trang trí nội thất đường Ngô Gia Tự (Q.10) chúng ta sẽ thấy hai bên đường có rất nhiều xe tự chế 3-4 bánh đậu chờ giao hàng. Nhu cầu chuyên chở cao đã khiến xe tự chế 3-4 bánh xuất hiện ngày càng nhiều. Dù bị cấm nhưng các loại xe này vẫn hoạt động. Anh Minh Đức (chủ một chủ xe tự chế) chia sẻ: “Tôi hành nghề chở thuê cũng hơn 4 năm nay, cũng nhiều lần bị công an “hốt” nhưng rồi cũng tìm cách hành nghề lại. Bây giờ nhờ biết chọn thời gian, tuyến đường để chở hàng nên cũng ít gặp công an giao thông”.

Chú Nguyễn Văn Ơn (chủ một xe thô sơ 3 bánh tự chế) cho biết, chú chở hàng thuê hơn 10 năm nay trên mảnh đất Sài Gòn này. Hồi trước mỗi ngày kiếm khoảng 1 triệu đồng là chuyện bình thường nhưng những năm gần đây tài xế của những loại xe này xuất hiện ngày càng nhiều, phải cạnh tranh nên việc làm ăn cũng vì thế mà khó khăn hơn. Chưa kể, những lần bị công an thổi còi, chú Ơn còn bị chịu phạt. “Nghe nói đến năm 2025 khai tử các loại xe này nên tôi cũng hơi lo vì nếu không chạy xe thì không biết làm nghề gì. Thôi kệ! chạy được ngày nào hay ngày đó kiếm cơm” – chú Ơn tự trấn an mình.

Theo anh Lâm Hoàng Ân (chủ một cửa hàng bán đồ trang trí nội thất trên đường Ngô Gia Tự), mỗi ngày cửa hàng của anh có khá nhiều khách hàng đến mua tủ, bàn ghế về sử dụng, vì vậy anh phải cho xe giao hàng đến tận nhà. Để tiện lợi, anh đã kết nối với vài chủ xe 3 bánh tự chế, lúc nào có khách mua hàng họ sẵn sàng đi giao, còn không đậu phía trước chờ đợi.

Việc xe tự chế chạy nhan nhản trên đường đã khiến người dân rất khó chịu vì phần lớn những chiếc xe này chở hàng cồng kềnh, chạy nhanh, đôi khi còn lấn len rất dễ gây tai nạn giao thông. Chị Dương (người dân đường Phạm Thế Hiển, Q.8) bức xúc: “Thật sự đi xe máy ở đây rất ám ảnh, dù mình luôn tuân thủ luật lệ giao thông, lái xe quan sát cẩn thận nhưng vẫn luôn nơm nớp lo sợ những chiếc xe tự chế hay xe ba gác chở hàng hóa cồng kềnh cứ liên tục rẽ trái rồi lại lách qua phải không báo trước”.

Đ xut “khai t

Trước sự xuất hiện của nhiều xe tự chế, mới đây Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về phương án điều chỉnh, tổ chức lưu thông đối với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh tự chế trên địa bàn. Theo tờ trình, Sở GTVT TP đề xuất 3 lộ trình tổ chức lưu thông cho phương tiện này, cụ thể: Giai đoạn 1, từ nay đến 2022, vẫn áp dụng gần như tương tự với các quyết định trước đây. Theo đó, cấm các loại xe tự chế 3-4 bánh lưu thông trong khu vực trung tâm TP.HCM và một số tuyến đường ngoài khu vực trung tâm. Khu vực trung tâm TP được giới hạn và bên trong các tuyến đường gồm Hai Bà Trưng – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thị Nghĩa – Cách Mạng Tháng Tám – Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng. Đồng thời, cấm các loại xe này lưu thông trong khu vực nội đô TP thời gian từ 5-13 giờ và từ 16-22 giờ. Khu vực nội đô TP được giới hạn bên trong các tuyến vành đai gồm: Hướng Bắc và hướng Tây: Quốc lộ 1 (đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội đến nút giao Quốc lộ 1 – đường Nguyễn Văn Linh). Hướng Đông: Xa lộ Hà Nội (đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội đến nút giao thông Cát Lái) – đường Mai Chí Thọ – đường Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công). Hướng Nam: đường Võ Chí Công (từ đường Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ) – cầu Phú Mỹ – đường trên cao (từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Khu A Nam Sài Gòn) – đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1). Giai đoạn này cũng cấm các loại xe trên lưu thông trên các tuyến đường, đoạn đường thời gian từ 6-8 giờ và từ 16-19 giờ. Các tuyến đường, đoạn đường hạn chế lưu thông: Xa lộ Hà Nội (đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội đến nút giao thông Cát Lái), Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K (đoạn từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương), Quốc lộ 13 (đoạn từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương); Quốc lộ 22 (đoạn lừ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Tây Ninh); Quốc lộ 50 (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An), đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1), đường Nguyễn Lương Bằng (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Phạm Hữu Lầu).

Giai đoạn 2: Từ năm 2022-2025. Đối với vành đai hạn chế tương tự như giai đoạn 1. Đối với thời gian hạn chế lưu thông vào khu vực nội đô TP và một số tuyến đường, đoạn đường điều chỉnh thời gian cấm từ 5-22 giờ và giai đoạn 3, sau 2025, chấm dứt hoàn toàn hoạt động đối với loại phương tiện này trên địa bàn TP.HCM.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)