Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngành GD-ĐT TP.HCM: Đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa… và hội nhập quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Mô hình nhà trường đổi mới toàn diện
mà GD-ĐT TP.HCM phấn đấu thực hiện là:
-Thiết chế nhà trường đổi
mới(sĩ số 30 học sinh (HS)/lớp, HS học tập và hoạt động cả ngày trong
trường (2 buổi/ngày), trang bị đồ dùng học tập cá nhân cho HS…).
-Lực lượng sư phạm đổi mới(được trang bị năng lực và điều kiệnđổi mới phương phápdạy
học, thực hiện dạy học cá thể; đánh giá đúng mức HS ngay trong quá trình dạy
học).
-Công tác quản lý nhà trường
đổi mới(thực hiện cơ chếtự chủ, nâng cao vai trò tự chủ của nhà
trường và giáo viên; phân cấpquản lý mạnh mẽ, coi trọng chế độ tu
nghiệp và công tác thanh tra).
Từ đó, TP.HCM đã có những giải pháp
quan trọng và đột phá như sau:
Thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội
nhập quốc tế”:
Trong nhiệm kỳ trước, TP.HCM đã tích
cực xây dựng chương trình đổi mới toàn diện nhà trường trên cơ sở các yếu tố
cấu thành sự nghiệp GD-ĐT từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá
các điều kiện thực hiện, thiết chế tổ chức nhà trường. Thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, TP.HCM tập trung đổi mới căn bản tạo thế bền
vững cho sự phát triển GD-ĐT cụ thể trên ba phương diện: tư duy, đầu tư
quản lý.
Ngay từ đầu năm 2003, Chủ tịch UBND
TP đã ký Quyết định 02/2003/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học
trên toàn thành phố. Trên cơ sở ấy, 24/24 quận, huyện đã quy hoạch dành đất xây
trường đến năm 2020. Bên cạnh đó, cơ chế xây dựng trường lớp được giao về quận,
huyện. Ngân sách đầu tư xây dựng hàng năm chiếm tỉ trọng 20%. UBND TP thành lập
Tổ liên ngành (6 sở) thường xuyên thúc đẩy các công trình trường học đảm bảo
yêu cầu tiến độ đề ra.
Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành
Chỉ thị 03/2006/CT-TU chấn chỉnh và phát triển GD-ĐT. Đây là một quyết sách
đúng đắn, kịp thời, thống nhất tư tưởng giữa các lực lượng xã hội, làm tiền đề
quan trọng, phát huy sức mạnh từ ba môi trường GD nhà trường, gia đình
xã hội
.
Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa
GD của Đảng và Nhà nước, mới nhất là Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ. Xã
hội hóa GD không đơn thuần là thu phí trong dân hay tư nhân hóa GD mà chính là
Nhà nước phải chủ đạo trong hệ thống GD quốc dân, đa dạng hóa trường, lớp đáp
ứng yêu cầu đào tạo của xã hội.
Thực hiện tốt Nghị quyết
40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới nội dung chương trình GD phổ thông. Ở đó,
tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy cách học, chú ý dạy người thông qua
dạy chữ.
Tiếp tục mạnh dạn đề ra những giải
pháp sáng tạo, tích cực để tháo gỡ khó khăn một cách căn cơ, bài bản, đưa sự
nghiệp GD-ĐT phát triển bền vững, tiếp cận với khu vực và quốc tế.
HĐND TP đã tổ chức hội nghị chuyên
đề về GD-ĐT vào tháng 7-2006 cho phép ngành GD-ĐT xây dựng mô hình “Nhà
trường Việt Nam thực hiện phương pháp dạy học quốc tế
”. Trường THPT Lê Quý
Đôn, một mô hình nhà trường chất lượng cao đã rất sáng tạo đi trước và đứng
vững. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, về chất lượng thi cử, về yêu cầu GD
toàn diện và uy tín đối với phụ huynh HS. Ngành GD-ĐT TP tiếp tục nhân mô hình
này ở các cấp học, bậc học trong năm học 2011-2012 và những năm tiếp theo.
Đề án “Phổ cập GD mầm non cho trẻ
5 tuổi
” được TP.HCM xây dựng rất trách nhiệm. Ở đó, quan tâm đặc biệt đến
mạng lưới trường lớp, đề ra được giải pháp sáng tạo, tăng nguồn diện tích đất
để xây dựng. Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học
sinh phổ thông và chuyên nghiệp
” xây dựng trên cơ sở quốc tế hóa tiêu chuẩn
đào tạo ngoại ngữ với kỳ thi Cambridge góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao
động trong xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế rất hiệu quả.
Xây dựng đội ngũ sư phạm tâm huyết
và củng cố hệ thống quản lý của ngành một cách khoa học, hiệu quả, tiếp cận
được xu thế hiện đại hóa nhà trường.
Lực lượng cán bộ quản lý GD và giáo
viên TP.HCM với quy mô lớn (gần 80.000 người) được phân bổ đều khắp trên 1.700
đơn vị trường học từ mầm non, đến tiểu học, trung học, GD chuyên nghiệp và GD
thường xuyên… Từ nhận thức đến hành động, mỗi thành viên trong ngành tích cực
thực hiện nhiệm vụ với những giải pháp sáng tạo, không chờ đợi, ỷ lại hoặc rập
khuôn, máy móc một cách thụ động như trước đây.
Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, các
ban ngành đoàn thể các cấp từ thành phố đến quận, huyện; phường, xã, thị trấn
đã phối hợp rất tốt với nhà trường chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT.
TP.HCM rất nhạy bén trước những chủ
trương đổi mới của Bộ GD-ĐT và tiến độ phát triển khoa học kỹ thuật của xã hội,
đã nhanh chóng triển khai bồi dưỡng 8 bài học quản lý cho toàn thể cán bộ quản
lý của ngành trong chương trình hợp tác giữa Việt Nam – Singapore một cách tích
cực và hiệu quả, không chờ đợi cấp trên. Đã sớm đưa công nghệ thông tin vào
quản lý toàn diện nhà trường và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực.
 
 
LTS:
Tham dự buổi tọa đàm này, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn đã có bài tham
luận “GD-ĐT TP.HCM đi đầu thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, đáp
ứng yêu cầu phát triển thành phố và cả nước”. Báo Giáo Dục TP.HCM xin
trích đăng một phần bài tham luận này…

 

 

Bình luận (0)